Bánh chưng, bánh tét và năm con Trâu

Bánh chưng, bánh dày, bánh tét không đơn thuần là những món ăn. Các món bánh này còn được coi là biểu tượng trong văn hóa ẩm thực của người Việt mỗi dịp tết đến. Trong ba loại bánh này thì bánh chưng và bánh tét khá giống nhau về nguyên liệu, cách nấu và đặc biệt là biểu tượng cho hai miền Nam, Bắc.

Bánh chưng miền Bắc - bánh tét miền Nam. Bánh chưng dẹp, vuông - bánh tét tròn, dài. Bánh chưng gói bằng lá dong nhỏ - bánh tét gói bằng lá chuối to. Những sự đối lập nhưng làm nên sự hài hòa thú vị giữa hai loại bánh. Đó giống như là âm dương hòa hợp và đó mới đúng là ý nghĩa trong ẩm thực tết giữa hai miền Bắc, Nam.

Dù là hình thức, cách làm khác nhau nhưng nội dung bên trong của bánh chưng và bánh tét là giống nhau. Cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và gia vị đi kèm. Khi thưởng thức đều thấy được hương vị hòa quyện giữa các nguyên liệu trong bánh. Có thể nói cả hai cùng được làm từ vị của đất nhưng lại mang hương của trời. Cho nên mâm cúng trong ngày tết của người miền Bắc không thể không bày bánh chưng, còn mâm cúng của người miền Nam không thể không chưng bánh tét. Có nghĩa là không có bánh chưng thì không còn vị tết và không có bánh tét cũng chẳng còn ý nghĩa của năm.

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch năm Canh Tý vừa qua, đồng bào miền Trung phải gánh chịu một trận thiên tai, bão lũ rất nặng nề. Mọi thứ đều bị cuốn theo dòng lũ. Lúc này, người Bắc, người Nam đều chung tay hướng về miền Trung. Và có lẽ thực phẩm cứu trợ cho miền Trung được nhắc đến nhiều nhất chính là bánh chưng và bánh tét. Những chiếc bánh chưng vuông vức từ miền Bắc, những chiếc bánh tét tròn trịa từ trong Nam đã gặp nhau ở miền Trung để giúp bao nhiêu người qua được cơn đói lòng giữa dòng lũ bao vây.

Lạ thay! Nhiều chiếc bánh chưng, bánh tét ở hai miền lại được làm từ tay các bạn rất trẻ. Các bạn hăng hái, tỉ mỉ gói từng chiếc bánh, thức cả đêm để nấu cho kịp gửi tới miền Trung. Điều này cho thấy bánh chưng và bánh tét đã trở thành tâm thức trong mọi thời đại, mọi thế hệ và trong mọi câu chuyện liên quan đến tình người trong hoạn nạn.

Còn trâu? Có quan hệ gì với bánh chưng và bánh tét? Chắc chắn là có chứ! Ngày xưa, lúc chưa phát minh ra máy cày, nếu không có trâu thì lấy ai cày ruộng để trồng lúa. Không có lúa thì lấy đâu ra gạo mà gói bánh chưng, bánh tét. Mà trâu lại là loài vật hiền lành, chịu thương, chịu khó, sức khỏe bền bỉ, đại diện cho sự dung hòa và rất giống với tính cách người Việt. Cho nên bánh chưng, chú trâu và bánh tét đều là một phần của văn hóa nông nghiệp, làm nổi bật thêm cho nền văn minh lúa nước của cư dân phương Đông.

Năm Tân Sửu, một năm có cả trâu, cả bánh chưng, cả bánh tét, chả phải người Việt sẽ có một năm thiên thời, địa lợi, nhân hòa hay sao?

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trekking đi tìm món quà vô giá từ rừng

Trekking đi tìm món quà vô giá từ rừng

(PLO)- Trải nghiệm những chuyến xuyên rừng ngoạn mục, chinh phục những con dốc “ná thở” và tận hưởng hết hương vị của rừng, cảm giác đó chỉ có trekking mới mang lại được.
Khi dân Sài Gòn khoái ăn… sang

Khi dân Sài Gòn khoái ăn… sang

(PLO)- Một khi dân Sài Gòn đã khoái ăn sang thì phải “săn” cho ra những món không chỉ ngon mà còn lạ và chắc chắn không hề rẻ tiền.
Những chuyến tour đàn bà

Những chuyến tour đàn bà

(PLO)- Đã là năm thứ 5 tôi làm phototour, thường được bạn bè gọi vui là “những chuyến xe đàn bà”, được nhiều người biết đến.
Nhớ cầu sắt Đa Kao

Nhớ cầu sắt Đa Kao

(PLO)- Thoáng chốc Dũ nhớ má nay đã gần tuổi chín mươi với mái tóc bạc phơ, trắng như những cụm gòn má nhồi gối mới cho Dũ vào những ngày giáp tết thời tuổi nhỏ.
Mắt rừng

Mắt rừng

(PLO)- Đứng trước cảnh đường trung du hoang vắng, nhìn tấm bảng chỉ nơi chúng tôi cần đến: “Lâm trường Lâm Bình 30 km”; phía sau là con đường đất dốc cao vút rồi mất dạng giữa rừng cây xào xạc lá, tôi đâm lo lắng.
Ký sự một năm du lịch trong biên giới

Ký sự một năm du lịch trong biên giới

(PLO)- Việc đầu tư vào du lịch nội địa, tập trung vào dịch vụ nghỉ dưỡng và thưởng thức văn hóa địa phương đã và sẽ là giải pháp tối ưu trong thời điểm dịch bệnh toàn cầu chưa kết thúc.