Tài xế cần biết khi nào gây tai nạn giao thông bị phạt tù

Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn trong một số trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như làm chết người, tỉ lệ tổn thương cơ thể trên 61%...

Cụ thể, tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định chi tiết các trường hợp lái xe gây tai nạn giao thông bị phạt tù.

Bộ luật hình sự quy định các trường hợp người gây tai nạn giao thông bị phạt tù. (Ảnh minh họa)

Trong đó, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Cụ thể là làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: không có giấy phép lái xe theo quy định; trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; làm chết 2 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỉ đồng.

Đặc biệt, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.

Ngoài ra, trường hợp vi phạm giam thông đường bộ có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả (làm chết 3 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên) nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Xuất hiện công ty mới về phát triển trạm sạc xe điện

Xuất hiện công ty mới về phát triển trạm sạc xe điện

(PLO)- Công ty V-GREEN sẽ phát triển hệ thống trạm sạc cho xe điện VinFast trên toàn cầu, đồng thời cam kết đầu tư thêm 10.000 tỉ đồng trong 2 năm tới để phát triển, nâng cấp hệ thống trạm sạc sẵn có của VinFast tại Việt Nam.

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Loạt ô tô giảm giá, có mẫu xe giảm đến 400 triệu đồng

Loạt ô tô giảm giá, có mẫu xe giảm đến 400 triệu đồng

(PLO)- Sau khi có báo cáo bán hàng của các hãng xe ô tô tại Việt Nam, nhiều người cũng không ngạc nhiên khi doanh số hàng loạt xe đều giảm mạnh. Đặc biệt khi thị trường ô tô cũng chứng kiến nhiều mẫu xe giảm giá, ưu đãi để kích cầu.