Xử lý vi phạm khi điều khiển xe lạng lách, đánh võng?

Hỏi:
Em đi chơi do không đội mũ bảo hiểm nên đã bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, và bạn em tăng ga bỏ chạy qua chốt giao thông rồi lại đi từ từ. Đi được một đoạn đỗ xe lại chờ nhau thì CSGT lên bắt xe và đưa về chốt làm việc. Bạn em người cầm lái xe moto đã lên xe và đi về chỗ CSGT đỗ, đến lúc lập biên bản các đồng chí CSGT ghi lỗi lạng lách đánh võng, không nghe theo hiệu lệnh, không mũ bảo hiểm, người ngồi sau không mũ bảo hiểm, không mang theo đăng ký xe, không mang theo bằng lái. Theo đúng bọn em đi thì bọn em không lạng lách đánh võng mà đi rất chậm tới nơi mới đột ngột phóng qua. Vậy em có kiện được không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật giao thông đường bộ 2008

-Luật khiếu nại 2011

-Nghị định 171/2013/NĐ-CP

2. Nội dung pháp lý

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì: "Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách". 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau: 

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện. 

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn và bạn của bạn điều khiển phương tiện mô tô tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và khi có tín hiệu của CSGT yêu cầu dừng xe, thì bạn của bạn lại tăng ga để chạy thoát. về các hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới sáu tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe.

Còn hành vi "tăng ga bỏ chạy" khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe sẽ bị xử phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng theo điểm m khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một tháng theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Theo như bạn cung cấp thì bạn và bạn của bạn không có hành vi lạng lách, đánh võng. Tuy nhiên công an giao thông vẫn lập biên bản và xử phạt về hành vi đó. Nếu như bạn không thực hiện hành vi này và không đồng tình với quyết định xử phạt của công an giao thông. Bạn có thể làm đơn khiếu nại theo trình tự sau được quy định tại Luật Khiếu nại 2011:

Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Như vậy đối với hành vi hành chính của CSGT như trên, bạn có thể khiếu nại đến cơ quan nơi người có hành vi. Cụ thể bạn sẽ gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đó.

Về việc công an giao thông có hành vi đánh, đấm bạn và bạn của bạn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định công an giao thông có quyền đánh người vi phạm giao thông. Do đó, đối với hành vi này, bạn có thể làm đơn tố cáo. Việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác và đó là hành vi trái pháp luật. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm