Xe con lấn làn xe khách có thể bị tước bằng lái một tháng

Thời điểm này nhiều người dân bắt đầu đổ xô ra đường để về quê nghỉ lễ hoặc thực hiện chuyến du lịch của mình. Theo đó, các con đường cũng tăng lưu lượng xe cộ hơn so với ngày thường, thậm chí một số xe con còn chen chân lưu thông vào làn đường dành cho xe khách. Do đó, người dân cần nắm rõ quy định của luật hiện hành trong trường hợp này.

Xe ô tô con không được đi vào làn đường có đặt biển ký hiệu dành riêng cho từng loại xe khác, trừ trường hợp là các xe được quyền ưu tiên. Ảnh: PLO

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Người tham gia giao thông phải đi theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ".

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về việc sử dụng làn đường như sau: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Tại QCVN41: 2020 của Bộ GTVT, để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt, phải đặt biển số 421 (a,b,c,d) “làn đường dành riêng cho từng loại xe”.

Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Như vậy theo các quy định nêu trên, trong trường hợp có phân làn xe khách, làn xe ô tô con, thì tài xế phải tuân thủ đúng quy định, xe ô tô con không được đi vào làn đường có đặt biển ký hiệu dành riêng cho từng loại xe khác, trừ trường hợp là các xe được quyền ưu tiên.

Đi không đúng phần đường xử phạt như thế nào?

Người điều khiển ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ. Cụ thể tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 5 quy định phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc tương tự như xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông. Đồng thời, thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019).

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.