Ô tô quá hạn đăng kiểm, tài xế có thể bị tước bằng lái 3 tháng

Từ vụ việc chiếc xe ben đã hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn lưu thông và gây tai nạn thời gian vừa qua, tài xế cần nắm rõ quy định về việc sử dụng ô tô hết hạn đăng kiểm sẽ bị xử lý ra sao.

Theo đó, tại Nghị định 100/2019 quy định có hai mức phạt cho tài xế và chủ ô tô giao xe cho người khác điều khiển mà xe quá hạn đăng kiểm sẽ vừa bị phạt tiền vừa bị tước giấy phép lái xe (GPLX).

Chi tiết mức xử phạt đối với xe quá hạn đăng kiểm.

Chi tiết mức xử phạt đối với xe quá hạn đăng kiểm. Ảnh: TN

Trong đó, điểm c khoản 4 Điều 16 của Nghị định nêu rõ người điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) sẽ bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.

Còn điểm e khoản 5 Điều 16 cũng quy định trường hợp điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng.

Đây là mức phạt mà tài xế, người điều khiển xe phải chịu nếu bị CSGT phát hiện. Còn đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe ô tô quá hạn đăng kiểm mà cho người khác điều khiển sẽ có mức phạt cao hơn.

Tem đăng kiểm sẽ được dán ở kính lái xe ô tô

Tem đăng kiểm sẽ được dán ở kính lái xe ô tô (Ảnh minh họa)

Cụ thể, đối với chủ xe ô tô đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với cá nhân và 8-12 triệu đồng đối với tổ chức (điểm b khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019).

Trường hợp đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) cho người khác điều khiển sẽ bị phạt tiền 6-8 triệu đồng đối với cá nhân và 12-16 triệu đồng đối với tổ chức (điểm c khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019).

Việc tước quyền sử dụng GPLX là hình thức xử phạt bổ sung cho tài xế lẫn chủ xe giao ô tô quá hạn đăng kiểm cho người khác điều khiển. Theo đó, tài xế và chủ xe sẽ bị tước GPLX 1-3 tháng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.