Mang vũ khí thô sơ phòng thân có bị phạt?

Để phòng thân một số người thường tự trang bị cho mình một số vật, công cụ hỗ trợ như gậy sắt thường, gậy ba khúc (cây dũ), dao bấm, côn nhị khúc... Các vũ khí này thường được các tài xế mang theo và bỏ trong cốp xe máy, ô tô. Các công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ đều được pháp luật quy định. 
- Trong quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được hướng dẫn tại Nghị định 25/2012/NĐ-CP thì "cây dũ" được pháp luật xếp vào “các vũ khí khác có tính năng, công dụng tương tự như vũ khí thô sơ”.
Đồng thời, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 25/2012/NĐ-CP thì hành vi "Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ" bị pháp luật nghiêm cấm.
Việc mang theo người cây dũ là trái với quy định của pháp luật. Hành vi này có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
"5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Như vậy, người có hành vi mang vũ khí trái phép hoặc có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào loại vũ khí, số lượng vũ khí, tính chất của hành vi như đã nói ở trên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm