Tốp 10 xe bán ế tháng 8: Có dòng bán không quá 10 xe

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 8 giảm 13% so với năm 2019 (thời điểm chưa có COVID-19). Trong đó, xe ô tô du lịch giảm 18%, xe thương mại giảm 2% và xe chuyên dụng tăng 1% so với năm 2019.

Đáng chú ý, trong tháng 8 này nhiều mẫu xe có doanh số cực thấp, cả tháng chỉ bán ra được dưới 5 xe.

Nhiều mẫu xe không bán được chiếc xe nào trong tháng 8 vừa qua. Ảnh: QUANG HUY

Cụ thể, tốp 10 mẫu xe bán ế ẩm tháng 8 là những cái tên quen thuộc như Toyota Granvian, Toyota Avanza hay Isuzu D-Max. Trong đó, những mẫu xe không bán ra được một chiếc xe nào gồm: Toyota Granvian, Toyota Alphard, Toyota Avanza, Kia Rondo, Kia Optima và Isuzu D-Max.

Hai mẫu xe khác cũng có doanh số chỉ 1 chiếc là Isuzu Mu-X và Suzuki Ertiga. Mẫu xe Ertiga từng được nhiều người dùng Việt Nam săn đón khi vừa ra mắt, tuy nhiên khi các đối thủ khác được bán ra thì Ertiga tụt hạng bất ngờ.

Doanh số chỉ bán được 2 cũng thuộc về Honda Accord và Suzuki Switf. Kèm theo đó, mẫu Suzuki Ciaz cũng chỉ có doanh số là 3 chiếc trong tháng 8.

Đáng ngạc nhiên hơn, khi các mẫu xe thường xuyên góp mặt trong tốp ế lại có doanh số giữ vững trên thị trường dù với số lượng rất ít. Đơn cử như Mitsubishi Pajero Sport bán được 4 xe trong tháng, Toyota Land Cruiser với 32 chiếc và Toyota Prado với 12 xe đến tay khách hàng.

Theo VAMA, đây là tháng thứ 5 liên tiếp thị trường có sự sụt giảm về doanh số bán lẻ, với số lượng 8.884 xe được bán ra trong tháng 8 thì mức suy giảm doanh số là 45% so với doanh số của tháng 7. Doanh số các tháng bắt đầu đà giảm từ tháng 4 với 3.7% so với tháng 3, mức giảm của tháng 5 là 15% so với tháng 4, mức giảm của tháng 6 là 8% so với tháng 5, mức giảm của tháng 7 là 32% so với tháng 6.

“Với doanh số tháng 8 như nêu trên, đây là doanh số ghi nhận kỷ lục thấp nhấp trong lịch sử của thị trường ô tô Việt Nam kể từ năm 2015 đến nay. Mức thấp kế tiếp phải kể đến là tháng 2 năm 2016 (tháng Tết Nguyên Đán) với doanh số 11.718 xe và so với mốc kỷ lục thấp này thì doanh số tháng 8/2021 còn thấp hơn tới 3.000 xe”- báo cáo của VAMA cho hay.

Cũng theo VAMA, kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27-4 đến nay, có nhiều nhà máy của thành viên VAMA đã có những quãng thời gian tạm dừng sản xuất. Với những doanh nghiệp đã có thể hoạt động trở lại và các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất bình thường thì lại gặp một trở ngại khác. Đó là số lượng xe tồn kho rất lớn do việc dừng hoạt động của các đại lý. Ước tính khoảng hơn 200 đại lý ô tô thuộc thành viên VAMA vẫn đang đóng cửa và chưa thể mở cửa trở lại. Cùng với đó là hơn 200 xưởng dịch vụ cũng không thể hoạt động.

“Có thể nói chuỗi cung ứng và các hoạt động phân phối đã bị đình trệ và bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều công ty đã ghi nhận mức sụt giảm doanh số trên 60%”- VAMA cho biết thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm