Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe để tránh va chạm

Khi chạy quá gần với xe phía trước, khi đó người lái sẽ không có đủ thời gian để có thể đưa ra những phản ứng kịp thời với thay đổi từ xe phía trước. Ví dụ khi xe phía trước phanh gấp, bạn cũng sẽ phải phanh, nhưng nếu bạn đi quá gần thì khoảng cách giữa xe bạn với xe phía trước không đủ để bạn có quãng đường phanh an toàn và có thể dừng xe kịp thời, do đó bạn sẽ va chạm với xe phía trước.

Để giữ khoảng cách an toàn với xe cùng chiều phía trước, chúng ta hãy tuân theo quy tắc 2 giây.

Hai giây là khoảng thời gian cần thiết để bạn tiếp nhận thông tin từ phía trước, và đưa ra phản ứng kịp thời với những thay đổi. Ví dụ, Nếu bạn đi với tốc độ 40 km/h, thì mỗi giây bạn sẽ đi được quãng đường là 11m, như vậy nếu đi tốc độ này, khoảng cách bạn cần giữ với xe phía trước, trong điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường là 22m. Khoảng cách này sẽ tăng lên khi tốc độ của bạn tăng lên hoặc trong trường hợp hạn chế về điều kiện ánh sáng, thời tiết.

 

Các mức phạt

Theo Thông tư 13/2009/TT-BGTVT,,  khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng như sau:

Khi mặt đường khô ráo

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

Đến 60

30

Trên 60 đến 80

50

Trên 80 đến 100

70

Trên 100 đến 120

90

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc theo quy định trên.

Mức phạt đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP  là:

- Xe ôtô: 100.000 đồng – 200.000 đồng, trừ trường hợp đi trên đường cao tốc là 800.000 đồng – 1.200.000 đồng.

- Xe máy, đạp điện: 60.000 đồng  - 80.000 đồng , trừ trường hợp đi trên đường cao tốc là 400.000 đồng – 600.000 đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm