Vị thế đàm phán thấp khiến người lao động bị thiệt thòi

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nam cho rằng việc người lao động (NLĐ) có tham gia BHXH, BHYT, BHTN hay không phải dựa trên quan hệ lao động và hợp đồng lao động. Quan hệ lao động với đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm với NLĐ, không phụ thuộc địa điểm NLĐ làm việc.

Cụ thể ở đây, nếu công ty cho thuê lao động ký hợp đồng trực tiếp với NLĐ sau đó điều động đi làm ở một đơn vị khác nếu hợp đồng làm việc ba tháng trở lên thì phải đóng BHXH, còn từ năm 2018 hợp đồng lao động một tháng trở lên thì phải tham gia BHXH cho NLĐ. Nếu công ty thực hiện không đúng thì NLĐ có quyền khiếu nại đơn vị ký hợp đồng lao động với họ.

Theo ông Nam, thực tế khó tránh những trường hợp bị né đóng, trốn đóng hoặc đối tượng không phải BHXH do NLĐ yếu thế hơn trong thỏa thuận, đàm phán và bị áp đặt. Ngược lại, NLĐ có vị thế để đàm phán thì hai bên tương đương quyền lợi, nghĩa vụ về lương, bảo hiểm và các điều khoản ràng buộc khác sẽ được thực thi chặt chẽ hơn.

Còn khi NLĐ không tự bảo vệ được mình trong đàm phán, thỏa thuận thì có các công cụ khác để bảo vệ họ như công đoàn, thanh tra, đoàn thể... Tuy nhiên, hiện lực lượng này còn mỏng, chưa thể bao phủ để thanh tra, kiểm tra hết các đơn vị né đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN nên chỉ làm điểm hoặc bị phát hiện.  

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm