Từ 2021: Lương nhà nước bằng lương doanh nghiệp

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Đề án cải cách chính sách tiền lương đã được nghiên cứu xây dựng độc lập tương đối vớiĐề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Tách rõ hai khu vực

Đề án được thực hiện trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn chính sách tiền lương ở nước ta từ năm 1960 đến nay; kết quả nghiên cứu khảo sát sâu rộng ở trong nước và ngoài nước; tiếp thu ý kiến tham gia của Đảng Đoàn Quốc hội, Hội đồng Lý luận Trung ương, các ban đảng, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy và cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Thời gian qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo sâu sát việc xây dựng và hoàn thành đề án cải cách tiền lương trình Hội nghị Trung ương VII sắp tới. 

Đề án cải cách chính sách tiền lương đã được nghiên cứu toàn diện các nội dung của chế độ tiền lương, trong đó tách rõ khu vực công và khu vực doanh nghiệp.

Đối với khu vực công: Chế độ tiền lương mới thực hiện từ năm 2021 sẽ gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, đề án xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công (là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp) từ năm 2021 bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp. 

Đối với khu vực doanh nghiệp: Mục tiêu của đề án là thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Nhiều cải cách quan trọng

Đối với khu vực công, đề án nhấn mạnh việc thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với công việc thừa hành, phục vụ.

Cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: Mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).  

Hệ thống bảng lương mới sẽ được ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường. Theo đó, sẽ có một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang

Theo đề án, từ 2021, đảm bảo mức lương thấp nhất khu vực nhà nước không thấp hơn mức thấp nhất khu vực doanh nghiệp

Các chế độ phụ cấp cũng sẽ được sắp xếp lại bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương.

Cạnh đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt. Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần.

Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị. Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.

Với khu vực doanh nghiệp, ngoài mục tiêu nói trên, đề án đặt ra yêu cầu kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được tự chủ quyết định chính sách tiền lương và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.

Tách bạch tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của Ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương. Từng bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.

Những giải pháp trọng tâm

Ngoài hoàn thiện xây dựng hệ thống vị trí việc làm, đề án nhấn mạnh tới các giải pháp tài chính, ngân sách “đột phá”.

Theo đó, hằng năm, ưu tiên dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương. Nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương sau năm 2020. Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN.

Đương nhiên, điều này gắn chặt với việc triển khai có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương cũng sẽ được sửa đổi.

Bên cạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận cũng được hoàn thiện.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.