Thuốc lá làm nóng: Xu hướng đang chuyển dịch trên toàn cầu

Đây là bước đi chiến lược trong hành trình chuyển đổi hướng đến một tương lai không khói thuốc trên toàn cầu mà PMI cam kết thực hiện. Đồng thời, người kế nhiệm mới cho vị trí Tổng Giám đốc Điều hành của tập đoàn – ông Jacek Olczak, sẽ phải đẩy nhanh tiến trình này từ đây đến cuối năm 2025.

Những dữ liệu phản hồi tích cực

Theo số liệu thống kê từ PMI, hiện đã có hơn 19 triệu người đang sử dụng thuốc lá làm nóng, trong đó 14 triệu người đã chuyển đổi hoàn toàn và dừng hút thuốc lá điếu.

Phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng khoa học là cơ sở giúp giảm thiểu tác hại thuốc lá

Cũng dựa trên dữ liệu nghiên cứu vào năm 2019 của PMI và đồng nhất với dữ liệu từ các nguồn nghiên cứu độc lập khác, tại ba quốc gia Nhật Bản, Ý và Đức, phần lớn những người sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng đều đã từng hút thuốc lá điếu và các loại sản phẩm thuốc lá khác trước đó. Cụ thể, 99,4% tại Nhật Bản, 99,5% tại Ý và 99,8% tại Đức là những người đã từng hút thuốc lá trước khi chuyển sang thuốc lá làm nóng của PMI.

Tại Nhật Bản, thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá làm nóng lớn nhất thế giới, số liệu ghi nhận được trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019 cho thấy doanh số hàng năm của sản phẩm này đã tăng từ 5,1 tỷ lên 37,1 tỷ điếu thuốc lá đặc chế. Tương tự, tại Ý, doanh số của thuốc lá làm nóng cũng tăng từ 0,1 tỷ điếu thuốc lá đặc chế vào năm 2016 lên 5,7 tỷ vào năm 2020 (sau bốn năm); tại Lithuania tăng từ 0,03 tỷ vào năm 2017 lên 0,63 tỷ năm 2020 (sau ba năm); và tại Latvia tăng từ 0,01 tỷ năm 2018 lên 0,23 tỷ năm 2020 (sau hai năm).

Tại Anh, việc dùng thuốc lá không khói thay thế cho hút thuốc lá điếu đốt cháy đã được chính phủ và các chuyên gia y tế chấp thuận. Nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE) được chứng thực trong một báo cáo của Đại học Y Hoàng gia (RCP), kết luận rằng việc dùng các sản phẩm không khói ít gây hại hơn hút thuốc lá điếu đốt cháy. Tổ chức này đã chỉ ra rằng sự sụt giảm trong tỷ lệ hút thuốc của Anh trong giai đoạn 2012-2019 diễn ra đúng vào thời đoạn các sản phẩm thuốc lá không khói ra đời.

Tân CEO Jacek Olczak của PMI trong cuộc trao đổi trực tuyến với truyền thông quốc tế ngày 5-5 vừa qua đã chia sẻ: “Rõ ràng, đây là một sản phẩm lấy được lòng tin người dùng, ngay cả ở những thị trường nghiêm ngặt như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Do đó, lượng tiêu thụ của sản phẩm chính là minh chứng rõ nhất, là câu trả lời của người dùng khẳng định rõ ràng có sự khác biệt giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điếu đối với sức khỏe của họ”.

Chính phủ là yếu tố then chốt thúc đẩy tương lai không khói thuốc

Cho dù đã có hàng triệu người hút thuốc lá điếu trên thế giới chuyển đổi sang các sản phẩm không khói, trong đó có thuốc lá làm nóng, nhưng tại một số nước các sản phẩm này vẫn đối diện với nhiều thách thức.

Sự thay đổi cấu trúc, hệ thống quản lý của các nước vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang gặp khó khăn trong việc đưa các sản phẩm này vào quản lý. Bên cạnh đó, nguồn hàng lậu và sự lệch lạc thông tin từ những tổ chức, cá nhân buôn lậu đã làm cho hình ảnh khoa học của những sản phẩm này bị dẫn dắt sai lệch, đồng thời khiến cơ quan chức năng tốn kém chi phí trong việc giải quyết vấn nạn buôn lậu. Do vậy, cơ sở để quyết định chính sách quản lý đối với sản phẩm cần dựa trên khoa học.

Ông Jacek Olczak, Tân CEO của tập đoàn PMI, người theo đuổi tầm nhìn tương lai đối với thuốc lá làm nóng

Theo ông Olczak, sự phối hợp quan trọng giữa giới khoa học, chính phủ, cơ quan y tế công cộng và các doanh nghiệp đã giúp đạt được điều mà trước đây không ai nghĩ là có thể thực hiện được. Ví dụ rõ nét nhất chính là sự bắt tay giữa chính phủ và khoa học đã giúp tạo điều kiện cho vắc-xin phòng ngừa COVID được tiếp cận tới cộng đồng một cách nhanh chóng. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, ngờ vực từ y giới, nhưng có một điều không thể phủ nhận là khả năng giải quyết vấn đề toàn cầu của vắc-xin. Điều này cũng là minh chứng rõ nét cho thấy sự phối hợp của chính phủ trong việc tiếp nhận, đưa khoa học lan tỏa rộng khắp và khi mọi người đều cùng phối hợp hoàn thành, hướng tới mục đích chung. Ông Olczak hy vọng điều này sẽ tiếp tục trở thành hiện thực đối với một vấn nạn trước mắt, đó là gánh nặng hút thuốc lá trên toàn cầu.

Kết quả khảo sát với 22.500 người được thực hiện vào tháng 12-2020 bởi công ty nghiên cứu Povaddo và được ủy quyền bởi PMI chỉ ra rằng, phần lớn những người tham gia khảo sát kỳ vọng chính phủ dành thời gian và nguồn lực cho các vấn đề từ phát triển nền kinh tế và đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho tất cả mọi người, đến ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc.

Đề cập đến nỗ lực giải quyết vấn nạn hút thuốc lá, ông Olczak khẳng định: “PMI đã đang tiến hành chuyển đổi hoạt động kinh doanh của cả tập đoàn nhằm kiến tạo một tương lai không khói thuốc. Chúng tôi hiểu rằng PMI có thể hiện thực hóa tầm nhìn đó sớm hơn nếu những nhà quản lý và cơ quan y tế cộng đồng đón nhận hướng tiếp cận hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học. Đây là một chiến lược khuyến khích những phát kiến đổi mới và mời gọi sự hợp tác cởi mở”.

Chia sẻ trong cuộc họp báo trực tuyến tại Thụy Sỹ vừa qua, ông Olczak nhấn mạnh: “Các giải pháp, nền tảng công nghệ cũng như khả năng mở rộng của công nghệ sẽ giúp chúng ta ứng phó được với vấn nạn hút thuốc lá tại bất kỳ quốc gia nào. Tôi cho rằng PMI có đủ nguồn lực để đưa ra một giải pháp cho tất cả những người hút thuốc lá trên toàn cầu. Đã đến lúc chúng ta cần thực hiện ngay nỗ lực này, không thể muộn hơn”. Dù nhận thức rõ những khó khăn phía trước, ông Jacek Olczak khẳng định ông sẽ không chùn bước trước những rào cản làm chậm tiến trình hướng đến tương lai không khói mà PMI đặt ra trên phạm vi toàn cầu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm