Thừa Thiên-Huế cần quy hoạch rõ di tích

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, cho biết: "Thừa Thiên-Huế còn một số khó khăn, hạn chế, nhất là trong ngành du lịch - dịch vụ. Ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đã ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp và môi trường kinh doanh, đầu tư chưa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn".

Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. 

"Thừa Thiên-Huế sẽ thực hiện những giải pháp đột phá, phát huy lợi thế so sánh và tính đặc thù để xây dựng và phát triển đô thị Huế theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững; cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi, thông thoáng" - Bí thư Lê Trường Lưu cho biết.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trương Quang Nghĩa cho rằng: "Thừa Thiên-Huế cần kêu gọi những cách thức khai thác khác, kêu gọi doanh nghiệp, các nguồn xã hội hóa… để bảo tồn và phát huy lợi ích từ các di sản. Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế cần chú trọng phát triển giao thông để làm nền tảng cho phát triển du lịch".

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nói Thừa Thiên-Huế cần rà soát công tác quản lý quy hoạch để làm rõ các quy hoạch di tích để kêu gọi các nhà đầu tư.

“Thừa Thiên-Huế đang phát triển đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh, vì vậy cần chú trọng công tác di dời sao cho hiệu quả. Chủ động phát triển du lịch, thay đổi tư duy, tạo đột phá để tăng hiệu quả của ngành. Du lịch Thừa Thiên-Huế phát triển thì mới có điều kiện để bảo tồn và kinh tế mới bền vững” - ông Huệ kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm