'Thấm thía nhiều hơn câu chữ của đại thi hào Nguyễn Du!'

Hội thảo đã thu hút nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà thơ, nhà nghiên cứu cùng nhiều học sinh đến tham dự. Gần 100 tham luận cả trong và ngoài nước đã được gửi đến hội thảo.

GS-TS Ahn Kyong Hwan - Chủ tịch Hội Việt Nam học tại Hàn Quốc đã tặng Truyện Kiều  và một số tác phẩm văn học Việt Nam khác do chính giáo sư dịch ra tiếng Hàn (Nhật ký trong tù, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) cho thư viện Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM). 

GS-TS Ahn Kyong Hwan - Chủ tịch Hội Việt Nam học tại Hàn Quốc đã tặng Truyện Kiều và một số tác phẩm văn học Việt Nam khác do chính giáo sư dịch ra tiếng Hàn. Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV - ông Võ Văn Sen thay mặt trường nhận phần quà này. ẢNH: NGUYỄN TÙNG

Nhắc đến Truyện Kiều, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài mộc mạc nói: “Thời tôi đi học, khi bước vào ngưỡng cửa trung học đã biết đếnTruyện Kiều. Có những trích đoạn mà thầy cô buộc chúng tôi phải học thuộc lòng. Nhiều câu thơ như giãi bày tâm sự của chính mình. Lớn lên rồi, khi biết yêu nhiều cái cũng ngộ nghĩnh, còn nhút nhát, rồi thấm thía nhiều hơn câu chữ của Nguyễn Du viết, như câu: Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Mới thấy giá trị của Truyện Kiều nó thấm đẫm hơi thở của cuộc sống”.

 PGS-TS Nguyễn Kim Châu chia sẻ tai hội thảo về Truyện Kiều của Nguyễn Du. ẢNH: THANH TUYỀN

Chăm chú nghe phần trình bày của nhiều nhà thơ, giáo sư, tiến sĩ, Hoàng Phúc (Học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) cho biết vì thích thú nên khi nghe thầy giáo thông tin về hội thảo, em đã đến tham dự.

“Em đã đọc Truyện Kiều ngay từ năm lớp 9. Nhiều bạn bảo là thấy nó đã cũ rồi, khô khan nhưng riêng em thì khác. Em vẫn thấy thích và luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về Truyện Kiều. Vấn đề em quan tâm tại hội thảo này là việc cải biên và sáng tạo lại Truyện Kiều; cách nhìn hiện đại về tác phẩm này như thế nào. Em thích cách lý luận của nước ngoài, từ một tác phẩm cổ của Việt Nam có thể dùng cách lý luận của nước ngoài để khám phá và có những góc nhìn mới sẽ rất hay. Em tin là có những giá trị của Truyện Kiều mà chỉ dưới góc nhìn lý luận hiện đại mới có thể nhìn ra được” - Hoàng Phúc hào hứng.

Khẳng định lại những giá trị về nhân đạo cũng như nghệ thuật của Truyện Kiều trong hơn hai trăm năm qua, PGS-TS Nguyễn Thành Thi khẳng định thêm: “Cần phải tìm thêm những cách tiếp cận khác nhằm bổ sung các cứ liệu thuyết phục để có những nhận định khoa học và đánh giá thỏa đáng hơn về Truyện Kiều”.

PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học (bên phải) thay mặt cho nhóm tác giả ở Liên bang Nga đã trao tặng Truyện Kiều bản mới dịch ra tiếng Nga cho khoa Văn học - Ngôn ngữ của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. PGS-TS Đoàn Lê Giang - Trưởng khoa VH-NN thay mặt khoa lên nhận quà. ẢNH: NGUYỄN TÙNG 

Cũng tại Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học thay mặt cho nhóm tác giả ở Liên bang Nga đã trao tặng Truyện Kiều bản mới dịch ra tiếng Nga cho khoa VH-NN của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo sáng nay:

 Đại biểu thảo luận trong giờ nghỉ giải lao. ẢNH: THANH TUYỀN

 Buổi hội thảo thu hút nhiều người tham gia. ẢNH: THANH TUYỀN

 Các đại biểu trao đổi, thảo luận bên lề hội thảo. ẢNH: THANH TUYỀN

 Nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà thơ, học sinh, sinh viên đến tham dự buổi hội thảo. Trong ảnh: Mọi người tham quan những tác phẩm liên quan đến Truyện Kiều của Nguyễn Du được trưng bày trước sảnh Hội trường D -  Trường ĐH KHXH & NV. ẢNH: THANH TUYỀN

Nhiều người đã đến quầy sách để mua lại tác phẩm Truyện Kiều với giá khuyến mãi nhân buổi hội thảo. ẢNH: THANH TUYỀN

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Truyện Kiều và các tác phẩm khác của ông được đánh giá là kiệt tác của văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được yêu mến trên thế giới. Tại phiên họp thứ 37 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã ra Nghị quyết số 37C/15 về việc kỷ niệm Nguyễn Du như một danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2015 nhân dịp tròn 250 năm sinh của ông.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm