Phạm Thiên Thư viết sử Việt bằng thơ

Theo lời nhà thơ, ông phải mất gần mười năm để hoàn thành Hát ru Việt sử thi - cuốn sách có độ dài 3.325 câu thơ lục bát, mở đầu từ thời thượng cổ và kết thúc vào thời Tây Sơn.

Phạm Thiên Thư viết sử Việt bằng thơ ảnh 1

Phạm Thiên Thư - Ảnh: T.V.T.

* Nhìn vào phần chú giải trong sách, có thể thấy khi thi hóa Hát ru Việt sử thi ông đã nương theo bộ Việt Nam sử lược?

Thời trẻ, Phạm Thiên Thư từng được nhiều người mến mộ qua những bài thơ tình đầy chất lãng mạn, mơ mộng và đắm say. Nổi tiếng trong số đó là hai bài thơ Động hoa vàngNgày xưa Hoàng Thị, đều đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Hát ru Việt sử thi là công trình thi hóa lịch sử đầu tiên của Phạm Thiên Thư ở tuổi 70. Trước đó, ông từng nổi tiếng với các tác phẩm thi hóa kinh Phật, đặc biệt tác phẩm Kinh Hiền Ngu của ông đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “tác phẩm thi hóa theo thể thơ lục bát dài nhất Việt Nam” năm 2009.

- Thật ra tôi chỉ dựa vào đó một phần, phần còn lại được kê cứu từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau của Việt Nam. Tôi phân tích, tổng hợp và chắt lọc các sử kiện, sắp xếp chúng theo dòng thời gian, sau đó biện giải theo cách của mình.

* Đặc trưng của lịch sử là thời gian và sự kiện. Có hàng núi sự kiện đã được dồn nén trong cuốn sử bằng thơ chỉ dày độ 250 trang này. Vậy ông đã chọn lọc những sự kiện theo tiêu chí nào?

- Chỉ những diễn biến quan trọng, điển hình nhất trong mỗi thời kỳ, triều đại lịch sử mới được chọn mà khi nhắc đến nó ai thuộc sử cũng phải biết.

Tôi tin rằng những ai còn yêu thơ, còn có ý thức gìn giữ điệu hát ru dân tộc, người đó sẽ đồng cảm với Hát ru Việt sử thi. Tôi cũng đã nghĩ đến việc chuyển thể Hát ru Việt sử thi thành sách nói (xuất phẩm đĩa CD) để phục vụ tốt hơn cho mục đích “ru con thời hiện đại” với những ai thật sự có nhu cầu.

* Trong Hát ru Việt sử thi, thơ nhất có lẽ là những đoạn chuyển mạch giữa hai thời kỳ lịch sử, hay những đoạn ông luận về thế sự. Viết sử Việt bằng thơ bởi trước tiên ông là một nhà thơ. Vậy Hát ru Việt sử thi là tác phẩm thơ ca hay chuyện sử bằng thơ?

- Tôi nghĩ cả hai. Đây là một món ăn tinh thần nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm hồn những người trẻ thời hiện đại. Thuộc sử, nhớ sử Việt Nam bằng tiếng mẹ đẻ tức là yêu nước, yêu tiếng nước mình. Điều đó quan trọng hơn việc phân loại tác phẩm.

* Hát ru Việt sử thi dừng lại ở thời nhà Tây Sơn. Như vậy sẽ có những cuốn Hát ru Việt sử thi tiếp theo nữa, thưa ông?

Phạm Thiên Thư viết sử Việt bằng thơ ảnh 2

- Chỉ có một Hát ru Việt sử thi hoàn chỉnh như bạn đọc đang cầm trên tay. Tôi dừng lại ở thời nhà Tây Sơn và quyết định kết thúc tác phẩm ngay tại trận thắng Đống Đa oanh liệt năm 1789 của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược. Tôi dừng ở đây vì muốn có một cái kết huy hoàng, phù hợp với không khí đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Hát ru Việt sử thi được viết ra từ một phần hồn tôi: mạch sử dân tộc, âm điệu hát ru và thơ lục bát.

Một tập thơ lục bát nhưng theo thể thức hát ru. Khi đọc thơ cũng là lúc cất lời hát. Bà hát ru cháu, mẹ hát ru con, anh hát ru em, người hát ru người, ta hát ru ta... Nhưng hát ru ở đây không chỉ dỗ dành mà còn truyền trao tình cảm, trí tuệ. Những bài sử Việt được thi hóa bằng ngôn từ nôm na bình dân, sự bay bổng vần điệu giúp neo vào trí nhớ. Nhớ từ thuở vua Hùng với câu chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân, tới Phù Đổng, Tấm Cảm, Tiên Dung... các triều đại vong hưng, các bậc tiền nhân lẫy lừng.

T.N.T

Theo TRẦN VĂN THƯỞNG  (Tuổi Trẻ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm