Những vùng khuất hay khoảng trống của lịch sử?

Giáo sư viết tiếp: “Thật là cay đắng, khi mà mọi người đã bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng còn ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa.

Sử Ngư là người chép sử nước Vệ thời Xuân Thu, nổi tiếng vì thẳng thắn, trung thực… Cho đến hôm nay, đọc câu thơ Nguyễn Trãi, chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông, làm sao có thể sống nổi trong một xã hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay bị xuyên tạc… Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng “Sử bút” của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?”.

Mới đây trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ nhiệm đề án soạn thảo bộ Lịch sử Việt Nam30 tập, cho biết:“Những vùng khuất lịch sử dễ bị lợi dụng của cách viết sử trước sẽ được lấp trong bộ sử này nhờ cách nhìn mới và ngôn ngữ khoa học”. Cũng theo GS Ngọc, bộ quốc sử với 25 tập chính sử và năm tập biên niên tuy đã được chuẩn bị từ lâu nhưng phải qua nhiều giai đoạn chuyển lên các bộ, ban ngành góp ý kiến nên mãi đến năm 2014, đề án bộ quốc sử mới được hoàn thành, năm 2015 mới triển khai và cố gắng hoàn thành vào năm 2018. Những người quan tâm tới lịch sử nước nhà đã chờ đợi khá lâu, mong mỏi được chiêm ngưỡng hình hài bộ quốc sử dày đến 30 tập với “cách nhìn mới và ngôn ngữ khoa học” như thế nào. Có điều khá lạ trong cách dùng từ của vị giáo sư phó chủ nhiệm đề án soạn thảo bộ quốc sử, khi ông nói rằng (bộ quốc sử mới)“sẽ lấp đầy vùng khuất lịch sử”. Cái phần khuất của lịch sử đúng ra phải làm sáng tỏ chứ sao lại lấp đầy? Đã khuất mà còn lấp đầy nữa thì lịch sử sẽ như cái hũ nút còn gì! Chỉ có thể lấp đầy khoảng trống lịch sửhay làmsáng tỏ phần khuất của lịch sử. Cái phần khuất lấp, những khoảng trống lịch sử đó từ lâu nay do kiêng kỵ, như vùng cấm không được đụng đến. Như trường hợp triều Nguyễn, chỉ vì vua Gia Long mang tiếng “rước voi về giày mả tổ” mà suốt một thời gian dài, 12 đời vua con cháu chắt ông – và ngay cả các đời chúa Nguyễn tổ tiên ông dù có công lớn trong việc mở cõi về phương Nam cũng bị gạt hết. “Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau” (Hà Văn Tấn – bài đã dẫn).

Đến nay, những phần khuất, những khoảng trống của lịch sử vẫn còn quá nhiều. Như vấn đề nóng liên quan tới chủ quyền đất nước hiện nay là Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều góc độ vẫn còn khuất lấp. Điển hình, PGS-TS Trần Đức Cương, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã nhắc lại: “Năm 1951, tại hội nghị San Francisco (Mỹ), khi thảo luận về chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương thì có ý kiến trao Hoàng Sa và Trường Sa cho CHND Trung Hoa. Lúc đó ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, đứng lên tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời đã là lãnh thổ của Việt Nam. Đó là quan chức thời cận đại tuyên bố sớm nhất về điều đó… Vậy chúng ta sẽ đặt ra vấn đề gì nếu chúng ta nói đó hoàn toàn là ngụy? Chỉ có cái là chúng ta đánh giá về các nhà nước đó như thế nào”. Ông chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nói còn thiếu một điều rất quan trọng: Bấy giờ đại diện của CHND Trung Hoa tại hội nghị không phản đối lời tuyên bố của ông Trần Văn Hữu. Nhưng vài chục năm sau họ thôn tính hết Hoàng Sa và một phần Trường Sa, họ xây dựng các công trình dân dụng và quân sự trên hầu hết các đảo họ chiếm đóng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TIN BUỒN

TIN BUỒN

(PLO)- Đồng chí Nguyễn Văn Hanh, nguyên Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc Hội TP.HCM khoá IX, nguyên Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM qua đời ở tuổi 99.