Nhà văn Trần Thanh Giao đột ngột từ trần

Nhà văn Trần Thanh Giao (thứ 2 từ trái sang) tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Nhà văn TP.HCM. Ảnh Nguyễn Tý

Nhà văn Trần Thanh Giao còn có các bút danh khác như Song Thanh, Song Văn… Ông sinh ngày 19-5-1932, quê quán ở Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ; hiện ở 14/7 Phổ Quang (số mới: 7 Phạm Cự Lượng), phường 2, Tân Bình, TP.HCM. 

Nhà văn Trần Thanh Giao (bên trái) tặng hoa chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 nhà văn Phạm Tường Hạnh. Ảnh Nguyễn Tý

Nhà văn Trần Thanh Giao tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1946, làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ; sau phong trào Trần Văn Ơn, vào chiến khu làm cán bộ nghiệp vụ báo Độc lập Nam Bộ; 1954 tập kết ra Bắc làm công nhân nhà in báo Nhân dân; từ 1961 làm phóng viên báo Nhân dân; từ 1969 làm trong Lực lượng sáng tác Văn học công nhân của Tổng Công đoàn Việt Nam và làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao động; từ 1971 làm phóng viên báo Thống nhất; sau 30-4-1975 về Sài Gòn làm phóng viên báo Giải phóng, sau đó là báo Đại đoàn kết; từ 1981 làm ở Hội Nhà văn TP.HCM: Ủy viên Ban Chấp hành các khóa 1, 2, 3, 4, 5; Thư ký thường trực (khóa 1), Phó tổng biên tập tạp chí Văn, Trưởng trại Sáng tác và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ. 

Nhà văn Trần Thanh Giao phát biểu tại hội thảo văn học TP.HCM. Ảnh Nguyễn Tý

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977, Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 6,7), Thường trực cơ quan đại diện phía Nam Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 6,7).

Nhà văn Trần Thanh Giao, nhà văn-GS Trần Thanh Đạm - cả hai người đã ra đi và nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn (bên phải) trong dịp gặp mặt tất niên của Hội Nhà văn TP.HCM. Ảnh Nguyễn Tý

Nhà văn Trần Thanh Giao đột ngột từ trần ảnh 5

Nhà văn Trần Thanh Giao (thứ 2 từ phải sang), biên tập viên thời kỳ đầu của báo và luật sư-TS Phan Đăng Thanh (giữa). Ảnh tư liệu báo Pháp Luật TP.HCM

Tác phẩm đã xuất bản:

- Dòng sữa (truyện ngắn, 1962);
- Đi tìm ngọc (truyện 1964, 1972, 1987, 2002);
- Cầu sáng (tiểu thuyết 1976, 1985);
- Đất mới vỡ (tiểu thuyết 1978, 1981);
- Giữa hai làn nước (truyện 1979);
- Sao Mai gần gũi (truyện và ký 1983);
- Một vùng sông nước (truyện 1985);
- Thị trấn giữa rừng Sác (bút ký 1985);
- Bầu trời thềm lục địa (bút ký 1986);
- Câu chuyện một chiều thứ Bảy (truyện ngắn 1987);
- Một thời dang dở (tiểu thuyết 1988, 1992);
- Thời áo trắng (tiểu thuyết 1995, 2002);
- Tuyển tập truyện ngắn (2002);
- Ai vượt Cửu Long Giang (bút ký 2003);
- Ai tri âm đó… (phê bình, tiểu luận…, 2003),
- Văn học TP.HCM 1975-2005 (nghiên cứu, khảo luận…, 2008),
- Chuông chùa (truyện ngắn 2011)...
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng truyện ngắn báo Thống nhất (1959) với Câu chuyện một chiều thứ Bảy;
- Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ (1960) với Dòng sữa;
- Giải thưởng bút ký báo Sài Gòn giải phóng (1985) với Đường xe xuyên rừng Sác;
- Giải thưởng bút ký Đài Tiếng nói Việt Nam (1986) với Bầu trời thềm lục địa;
- Giải thưởng bút ký Bộ Giao thông vận tải (2000) với Ai vượt Cửu Long Giang trên cầu Mỹ Thuận...
- Giải nhất Cuộc thi ký sự "40 năm - Những ký ức không thế nào quên", do báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức năm 2015.
(Nguồn: theo website Hội Nhà văn TP.HCM)
Lễ nhập quan vào hồi 11 giờ 30 ngày 19-1-2016 (tức ngày 10 tháng 12 năm Ất Mùi).

Lễ viếng tại số 7 Phạm Cự Lượng, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. 

Lễ động quan hồi 7 giờ ngày 22-1-2016 (tức ngày 13 tháng 12 năm Ất Mùi).

Sau đó là lễ hỏa táng và rước lên chùa Phổ Quang. 

(Nguồn: http://vanvn.net - Hội Nhà văn Việt Nam).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm