Luật pháp dành cho “những cuộc hôn nhân đã chết”

Quan hệ hôn nhân phai nhạt, phổ biến việc sống chung không hôn nhân, quan hệ gia đình lỏng lẻo, cả xã hội xuất hiện xu thế cởi mở trong quy phạm tình dục, luật ly hôn vốn phản ảnh và ghi chép hiện trạng, nêu quy phạm thích hợp, đã đứng trước xung đột mới, to lớn. Theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính (Trung Quốc), nhiều nước không thể không cải cách thêm một bước về luật hôn nhân. Lần cải cách này do biên độ biến động rất lớn về quan niệm, về nguyên tắc, nên mọi người gọi là cuộc “cách mạng về luật ly hôn”.

Mở màn là luật cải cách ly hôn của Scotland năm 1969. Luật này quy kết mọi lý do ly hôn vào một mục: Quan hệ hôn nhân đổ vỡ không thể cứu vãn. Nhưng nó còn để lại một cái đuôi: Tòa án cần phải chứng minh hôn nhân đổ vỡ do có một trong số các hành vi bị đơn thông dâm, bị đơn bỏ rơi nguyên đơn 2 năm trở lên, nguyên đơn và bị đơn đã ở riêng 5 năm trở lên… Luật này đã viết về nguyên tắc lập pháp ly hôn: “Lý do duy nhất của ly hôn là quan hệ hôn nhân đổ vỡ không thể cứu vãn”. Luật ly hôn của Liên Xô trước năm 1969, Dân chủ Đức, Romania cũng xác định nguyên tắc ly hôn tương tự.

Luật pháp dành cho “những cuộc hôn nhân đã chết” ảnh 1
 

Luật ly hôn bang Cali (Mỹ) năm 1970 là bộ luật ly hôn đầu tiên phế bỏ triệt để việc lấy bất kỳ lỗi lầm (sai sót) nào làm lý do ly hôn. Nó quy định: Chỉ cần một bên đương sự đề ra “sự chia rẽ không thể hòa giải dẫn đến hôn nhân đổ vỡ không thể cứu vãn” thì có thể được ly hôn. Cơ quan lập pháp bang đặt ra tiêu chuẩn này nhằm xóa bỏ tính đối địch trong ly hôn, giảm bớt ý định độc ác và tổn thương tinh thần từ việc ly hôn do coi trọng những lỗi lầm gây nên.

Ly hôn không lỗi lầm đã cải cách nhiều nhân tố cơ bản trong ly hôn truyền thống. Chẳng hạn như ly hôn không cần lý do, tinh thần này làm cho việc ly hôn càng dễ dàng, so với quy định hạn chế nghiêm ngặt của luật ly hôn truyền thống, nó đã quay hẳn 180 độ. Luật ly hôn truyền thống yêu cầu ít nhất một bên đương sự có hành vi vi phạm luật về mặt hôn nhân, từ đó làm cho việc tố tụng tăng thêm sự đau khổ và cảm giác thất bại cho đương sự. 

Luật ly hôn mới làm cho người có quyền ly hôn được ly hôn trong tình trạng giảm thiểu hết sức sự tổn hại cho bản thân và gia đình. Hoặc hai bên vợ chồng không cần phải chứng minh đối phương vì có lỗi hoặc có tội mà yêu cầu ly hôn, đây là sự thay đổi về quan niệm đạo đức truyền thống. 

Hoặc một bên vợ hoặc chồng không cần bên kia đồng ý hoặc phải thương lượng, vẫn có thể đơn phương quyết định ly hôn. Kết hôn là việc hai bên tình nguyện, khi có một bên không tình nguyện, thì điều kiện hai bên tình nguyện không còn nữa. Luật ly hôn truyền thống yêu cầu thực hiện trình tự “hai bên tình nguyện bỏ nhau”, bây giờ được cho là thừa, không cần thiết…

Theo Đàm Đại Chính, có người lo ly hôn quá khoan dung sẽ khuyến khích gia tăng ly hôn trong xã hội, điều này không thể nói không có chút ảnh hưởng nào, nhưng không thể đảo lộn chủ thứ, nhân quả. Chỗ tốt của ly hôn không lỗi lầm lớn hơn ảnh hưởng mặt trái có thể phát sinh. 

Ảnh hưởng hôn nhân ổn định là toàn bộ không khí xã hội. Luật ly hôn tự do chỉ là phản ánh chứ không phải sản sinh ra không khí đó; ly hôn chỉ là đám tang của cuộc hôn nhân đã chết, chứ không phải là nguyên nhân làm chết cuộc hôn nhân. Marx cũng đã viết trong “Bàn về dự thảo luật ly hôn”: “Ly hôn chỉ là xác nhận đối với một sự thực sau đây: Một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và dối trá”.

Theo Đông Phương (Lao động)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm