Lần đầu tiên thử nghiệm thành công máy vớt lục bình

Máy do Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công phối hợp một đối tác từ nước ngoài nghiên cứu và sản xuất.

Được biết, đây là lần đầu tiên, tại việt Nam có máy vớt lục bình. Theo công ty Cỏ phẩn mía đường Thành Thành Công, trước nhiều tác hại của vấn nạn lục bình: Gây ách tắc và làm hư hỏng các phương tiện vận chuyển đường thủy; Gây tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật thủy sinh. Nếu người dân tự xử lý bằng xịt thuốc sẽ gây ô nhiễm môi trường… Công ty đã thành lập Ban nghiên cứu xử lý lục bình bằng phương án vớt đồng thời cử cán bộ kết hợp với Công ty sản xuất máy vớt rong để thiết kế máy vớt lục bình.

Máy vớt lục bình có chiều dài 15,2 m, rộng 5,2 m, cao 4,2m. Máy có thể vớt lục bình ở mức bình quân từ 2.000 - 6.000 m2/giờ. Phương thức vận hành gồm 2 bánh chèo (đường kính 1,6m) lắp 2 bên thân thiết bị; tốc độ vận hành lúc làm việc từ 2 - 3km/giờ. Công suất máy xay là 15kw.

Sau buổi trình diễn công nghệ vớt lục bình, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành hội thảo tại hội trường UBND huyện Tân Thạnh.Tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng máy vớt lục bình có nhiều ưu điểm, có thể phù hợp với địa bàn kênh, rạch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để đưa vào hoạt động chính thức, Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công cần tiếp tục cải tạo các bộ phận liên quan; chế tạo máy với nhiều kích cỡ khác nhau cho phù hợp hơn với điều kiện sông hoặc kênh, rạch tại Long An nhằm khống chế tình trạng lục bình tràn lan, tạo thông thoáng cho dòng chảy trên các kênh, rạch. 

Một số hình ảnh máy vớt lục bình đầu tiên tại việt Nam: 

Lục bình ken dày với cỏ trên kênh rạch 

Lục bình dày đặc trên sông Vàm Cỏ ,gây cản trở giao thông

Lần đầu tiên thử nghiệm thành công máy vớt lục bình ảnh 3

Hình ảnh máy vớt lục bình khi mới ha thủy 

Trình diễn máy vớt lục bình tại Long An

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm