Hari Won, H’Hen Niê truyền thông điệp về nạn tảo hôn

Dự án giúp các em nhỏ miền núi hiểu biết các kiến thức về giới, các kỹ năng quay phim, chụp ảnh, truyền thông… Từ đó, chính các em trở thành những “đại sứ nhí”, giúp đỡ bà con và những người bạn của mình thêm hiểu biết, nhận thức không được cưới vợ, lấy chồng sớm so với quy định.

Trong giai đoạn cuối của dự án năm nay, để phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn về thông điệp ý nghĩa kể trên, những người nổi tiếng – đại sứ chương trình đã đến với thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang để gặp gỡ, giao lưu với hàng ngàn người dân nơi đây.

Thông qua các tiểu phẩm, trò chơi, những phần giao lưu, các tác phẩm truyền thông… các đại sứ Hari Won, H’Hen Niê, Công Tố, Minh Tít, Trung Ruồi, Mạnh Khang, Thanh Vân, Nguyên Nhật đã giúp người dân huyện Quang Bình nói riêng, Hà Giang và nhiều vùng miền núi nói chung có thêm nhận thức để phòng chống việc kết hôn sớm trước độ tuổi quy định.

Trẻ em miền núi được tiếp cận với những hình ảnh truyền thông. 

Nữ diễn viên Hari Won, một người sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc bày tỏ: “Từ hồi ông bà mình ở Hàn Quốc còn có tảo hôn, chứ bây giờ thì không thấy nữa rồi. Mình rất ngạc nhiên khi ở thời điểm này mà Việt Nam chúng ta vẫn còn có các em bé phải lấy vợ, lấy chồng sớm so với quy định. Chính vì thực tế đó đã thúc đẩy Hari Won cùng các đại sứ hành động, để bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này”.

Cũng có mặt trong dự án với vai trò đại sứ, top 5 Hoa hậu hoàn vũ Thế giới H’Hen Niê cho biết cô đã một lần nữa truyền cảm hứng cho khán giả địa phương bằng cách thể hiện lại thông điệp mà mình đã nói trong cuộc thi sắc đẹp quốc tế vào năm 2018:

“Tôi là một người con gái Ê đê, có thể tôi đã lấy chồng từ khi 14, 15 tuổi như nhiều bạn bè mình, nhưng không, tôi chọn cách khác! Tôi tự tin, tôn trọng bản thân và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình! Tôi làm được, các bạn cũng làm được!”.

BTV Công Tố, Mạnh Khang, 2 người dẫn chương trình của VTV tham gia dự án cho biết: Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của người lớn chúng ta trong việc bảo vệ trẻ em. Đối với việc tảo hôn, nó không chỉ diễn ra ở khu vực nông thôn, miền núi… nó cũng không phải chỉ xuất phát từ nguyên nhân hủ tục…

Các đại sứ của dự án truyền đi các thông điệp. 

Vì vậy, chúng ta cần truyền thông rộng rãi để chính các em nhỏ ở lứa tuổi vị thành niên ý thức được giá trị của bản thân mình, xây dựng được mục tiêu lớn cho cuộc sống… Khi đó chúng ta mới đi đến tận cùng của vấn đề, để giải quyết vấn nạn tảo hôn.

Theo kế hoạch, mục tiêu của dự án là 90% người dân trong cộng đồng và 80% trẻ em tại địa bàn 2 xã có kiến thức về quyền trẻ em, phòng ngừa kết hôn sớm và có kỹ năng bảo vệ bản thân.

Điểm nổi bật của dự án đó là không tập trung khai thác các khía cạnh tiêu cực của việc kết hôn sớm mà thay vào đó chỉ nói đến các hậu quả một cách vừa đủ rồi tập trung vào việc xây đắp các ước mơ, những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người khi tình trạng tảo hôn không còn nữa, khi trẻ em được là trẻ em!. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TIN BUỒN

TIN BUỒN

(PLO)- Đồng chí Nguyễn Văn Hanh, nguyên Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc Hội TP.HCM khoá IX, nguyên Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM qua đời ở tuổi 99.