Giới trẻ đang đối mặt với “loạn chuẩn”

Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED đã khẳng định như trên tại tọa đàm giáo dục “Giải pháp giáo dục nào cho thời loạn chuẩn”.

Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Sáng 22-5, Viện Giáo dục IRED tổ chức tọa đàm giáo dục “Giải pháp giáo dục nào cho thời loạn chuẩn”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều phụ huynh và các thầy cô giáo.

Đánh giá về hàng loạt sự việc, hiện tượng tiêu cực, bạo hành xảy ra trong giới trẻ thời gian qua, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, cho rằng đó là sự “loạn chuẩn”.

Theo ông Trung, chúng ta đang sống trong thời 4.0 với sự bùng nổ về công nghệ, kinh tế... Thế nhưng, thời đại 4.0 không chỉ là khía cạnh Công nghệ, Kinh tế, Chính trị… mà còn bao gồm cả khía cạnh “Văn hóa” - khía cạnh mà cha mẹ và thầy cô, gia đình và nhà trường quan tâm nhất. Tuy nhiên, đây lại là khía cạnh “Văn hóa 4.0” lại ít được đề cập nhất.

Gần đây xã hội xảy ra quá nhiều chuyện, từ gian lận thi cử ở Hà Giang, đến chuyện hãm hiếp bạn học ở Quảng Trị, chuyện học sinh đánh bạn dã man ở Hưng Yên…. Đó cũng là một phần của văn hóa thời 4.0

Ông Trung bổ sung thêm, những thay đổi của thời đại đem lại cho giới trẻ nhiều cơ hội để học hành, mở mang và hội nhập; nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức chưa từng có khiến các bạn hoang mang với những lựa chọn của mình. Rốt cuộc thì mình nên yêu cái gì, theo đuổi con đường nào, điều gì là đúng-sai…

Trong cơn “cuồng phong” biến động đó của thời đại, mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực bị đảo lộn, nhiều niềm tin bị đổ vỡ. Điều này khiến con người ta trở nên hoang mang, “lạc trôi”, không rõ đâu là đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà. Nếu chỉ được dùng một từ để diễn tả thời đại 4.0 ở khía cạnh văn hóa chứ không phải khía cạnh công nghệ thì từ đó là thời "loạn chuẩn".

Một biểu hiện rõ nhất của sự “loạn chuẩn” trong xã hội hiện nay đó là có quá nhiều người không minh định được sự khác nhau giữa tự do và hoang dã, giữa đức tin và mê tín, giữa chân thật và trơ trẽn, giữa cá tính và quái tính.

Nói về vấn đề này, ông Trung nói, con người ai cũng có tự do. Việc tung hô Khá Bảnh như một thần tượng, các bạn cho rằng đó là tự do nhưng các bạn quên rằng tự do cũng có giới hạn, nếu vượt qua giới hạn đó thì không còn tự do nữa mà trở nên “hoang dã”.

“Chính vì thế, chưa bao giờ, chưa có thời đại nào mà cha mẹ và thầy cô lại gặp nhiều thách thức như vậy trong việc dạy con và dạy trò như hiện nay”, ông Trung nói. 

Vậy nhà trường và gia đình cần làm gì để giúp giới trẻ đủ tỉnh táo, không “loạn chuẩn” và tự kiến tạo ra những chuẩn mực mới cho chính mình.

Theo ông Trung, để sống tốt hãy hướng mọi chuyện tới giá trị phổ quát và những nguyên lý trường tồn (có giá trị lâu bền trong mọi không gian, thời gian, những giá trị đó đúng với mọi nơi, mọi thời).

Biện pháp ông Trung đưa ra là nhà trường, gia đình cùng hướng đến sự học khai phóng (bao gồm khai minh và khai tâm). Sự học khai phóng sẽ trả lời ba câu hỏi gồm “tại sao phải học và học để làm gì”, “học gì để đạt được mục tiêu đó” và “học như thế nào”. Để thực hiện được điều đó, cần phát triển các chương trình khai phóng ngoại khóa cho học sinh phổ thông và triển khai chương trình song song với chương trình chính khóa của nhà trường..

Hãy để con thơ được cất lên tiếng nói của mình
Hãy để con thơ được cất lên tiếng nói của mình
(PLO)- Hãy tạo một môi trường mà ở đó con trẻ có thể tự do thể hiện cá tính và những khả năng của mình. Nơi mà con không phải chịu áp lực về điểm số, thi cử, nơi con có thể học được những bài học về cuộc sống, lòng yêu thương trắc ẩn giữa người với người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm