Việt Nam gần giống Phần Lan?

Có ít nhất bốn môn thi dưới hai hình thức bắt buộc và tự chọn. Tiếng mẹ đẻ là môn thi bắt buộc với mọi thí sinh; ba môn thi bắt buộc khác thí sinh được chọn từ các môn: ngôn ngữ quốc gia thứ hai, một ngoại ngữ, một bài thi toán và bài thi đại cương; môn toán và ngoại ngữ được đưa ra theo hai cấp độ là cơ sở và nâng cao. Học sinh nào thi phần nâng cao thì vừa được công nhận tốt nghiệp, vừa được tuyển vào trường ĐH-CĐ; điểm cao được tuyển vào trường hàng đầu. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký thi thêm một hoặc một số bài thi tự chọn khác để dự tuyển vào các trường ĐH-CĐ chuyên biệt như mỹ thuật, âm nhạc, tài năng thể thao…

Mở đầu vào, đóng đầu ra

Rất nhiều trường danh tiếng ở nhiều nước châu Âu áp dụng phương pháp mở rộng tối đa đầu vào, khắt khe đầu ra. Thực tế ở Việt Nam, các trường quốc tế hoặc các chương trình có liên kết quốc tế như RMIT, Việt-Đức, Việt-Pháp… đã áp dụng công thức này. Họ thực hiện tự tuyển sinh từ lâu nay mà không cần tổ chức thêm một kỳ thi riêng nào. Trường chỉ dựa trên một số bộ tiêu chí như bằng tốt nghiệp THPT, điểm IELTS hoặc TOEFL, điểm trung bình năm lớp 12, có thể thêm điểm thi ĐH. Trong quá trình dạy và học thì tiến hành sàng lọc rất mạnh nên sinh viên nào học không được sẽ tự “bật” ra, không theo học nổi…

Xét tuyển đầu vào dựa trên một bộ tiêu chí nhất định

Đây là cách làm của Mỹ. Hồ sơ gồm: Xét học bạ ba năm THPT để nơi tuyển sinh biết được học sinh mạnh, yếu môn gì; kết quả thi SAT hay ACT; tinh thần, khả năng phục vụ cộng đồng qua sự tình nguyện tham gia các hội đoàn trong học đường và thiện nguyện ngoài xã hội; xét tiểu luận do trường ĐH ra đề tài với mục đích tìm hiểu năng lực lãnh đạo tiềm tàng của các ứng viên. Tại sao không phải vào phòng thi làm bài, xem ra dễ dãi khi chỉ cần một đơn xin học và vài bài luận viết ở nhà nhưng các trường ĐH ở Mỹ lại tuyển sinh chính xác? Thật ra họ đã xem xét cả một quá trình học tập, sự phát huy năng lực người học ở cấp trung học để loại bỏ yếu tố may rủi chính xác. Sau nhập học, sinh viên cũng phải trải qua quá trình sàng lọc rất mạnh như ở các trường ĐH ở châu Âu.

Tương tự, ở Anh quốc, Singapore và vài nước thuộc Anh, học sinh sau khi hoàn tất chương trình phổ thông (thường 17 tuổi) thì học thêm hai năm để lấy chứng chỉ A level, có sáu thang điểm là từ A(mức A cao nhất) đến E (mức thấp nhất). Nếu học sinh đạt từ ba môn với điểm A trở lên thì có rất nhiều lựa chọn, dễ có cơ hội vào hầu hết các trường ĐH lớn tại Anh quốc...

QUỐC AN - ĐỖ LUẬT

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm