Tọa đàm tiếng nói học sinh THPT: Băn khoăn với “đào tạo lại”

* Toàn văn Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2009

Hôm qua (27-3), lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM đã tổ chức tọa đàm để lắng nghe học sinh trình bày những suy nghĩ trước sự đổi mới của đất nước, của TP, cũng như muốn nghe học sinh THPT nói về lý tưởng học tập, lao động, vai trò của thanh niên trong công cuộc đổi mới và phát triển..., những thuận lợi, khó khăn và băn khoăn của học sinh hiện nay về học tập, sinh hoạt, phát triển kỹ năng, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Cơ chế làm “chảy máu chất xám”?

Em Phan Thị Yến Nhi, lớp 11A2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đặt vấn đề: “Đất nước phát triển, nhiều gia đình có điều kiện cho con đi du học hơn. Thế nhưng em được biết nhiều anh chị đi học xong rồi ở lại nước ngoài làm việc, đó có phải là “chảy máu chất xám” ở lớp trẻ?”.

Yến Nhi dẫn chứng: Nếu học ở nước ngoài, học sinh nào giỏi có học bổng toàn phần 100%, không phải lo các khoản chi phí, lại còn được ở trong ký túc xá tiện nghi, học sinh biết tiết kiệm có thể gửi tiền về giúp gia đình. Còn học đại học (D9ở ta, sinh viên nhận học bổng không đủ tiền đóng học phí, ăn trưa, muốn đủ tiền học phải vay ngân hàng...

Em Huỳnh Anh Phương Thảo, Bí thư Đoàn Trường THPT Phú Nhuận, góp thêm: Hiện tại chính sách thu hút nhân tài của đất nước ta chưa cao. Từ khi mở cửa, nhiều công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, từ đó họ “săn” nhân tài rất dữ tại các trường ĐH. Các bạn trẻ sẵn sàng làm việc trong một môi trường năng động, lương cao, có điều kiện họ sẵn sàng bỏ ra nước ngoài làm việc. Mặt khác, chế độ ưu đãi đối với công nhân viên chức của ta chưa cao, đều đều 3-4 năm lên lương một bậc, trong khi, các công ty nước ngoài họ được thăng tiến, nâng lương theo năng lực, làm sao đòi hỏi họ cống hiến?

“Đào tạo lại” là sao?!

Em Nguyễn Đắc Bích Quỳnh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đặt vấn đề: “Tại sao nhiều anh chị học xong 12 năm, học thêm bốn năm ĐH nữa, cuối cùng rồi thất nghiệp hoặc làm trái nghề, thậm chí làm những nghề không đòi hỏi trình độ học vấn. Báo chí đưa tin 70% sinh viên tốt nghiệp ĐH khi đi làm phải đào tạo lại... trong khi đó chương trình học hiện giờ của các cháu là 11-14 môn, chương trình phổ thông của các bạn cùng trang lứa ở nước ngoài chỉ 4-6 môn, các môn học này nhà trường định hướng nghề nghiệp khi vào học ĐH luôn. Chưa kể bằng cấp của Việt Nam chưa có giá trị. Ra nước ngoài, bằng cấp của Việt Nam như miếng giấy trắng, không ai công nhận”.

Vấn đề này ông Minh cho rằng suy cho cùng, sinh viên tốt nghiệp ĐH thất nghiệp, làm trái nghề là do cứ cố bám trụ ở thành thị, không chịu cống hiến tài năng, những cái mình học được cho những vùng miền xa xôi. Nếu sinh viên chịu đến những nơi cần thì không có cử nhân nào thất nghiệp cả. Còn chuyện giá trị bằng cấp, thực tế bằng cấp phổ thông đối với học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa của TP.HCM đi du học các nước được công nhận rất tốt...

Em Lê Hoàng Vũ Linh, Trường THPT Bình Chánh, nhận xét: Chương trình phổ thông hiện quá nặng nề khiến chúng con học mà không có thời gian để giải trí, rất mong muốn nhà trường phối hợp với Sở tạo điều kiện cho chúng con giao lưu với anh chị sinh viên để hiểu thêm về nghề nghiệp tương lai khi chuẩn bị thi ĐH. Chưa hết, chương trình phổ thông còn thiếu những bài học về kỹ năng sống, cách đối phó với tình huống... Tại sao các thầy cô không hướng nghiệp cho tụi con khi mới vào lớp 10 mà để đến lớp 12 mới làm việc này?

Ông Minh giải đáp: Đúng là chương trình phổ thông quá nặng. Bộ GD&ĐT đang gỡ, còn chuyện hướng nghiệp, định hướng ngành nghề, ngành giáo dục chủ trương thực hiện từ năm các em học lớp 8, lớp 9 bằng cách lồng vào các bài giảng các môn học, đặc biệt là các môn tự nhiên, kỹ thuật. Trường nào cũng phải có buổi ngoại khóa, dã ngoại, giao lưu để cho học sinh biết năng lực nghề nghiệp của mình để chọn cho đúng. “Thầy nói vậy để các em thấy trường các em đang học có làm đúng vậy không” - ông Minh nói.

Tọa đàm tiếng nói học sinh THPT: Băn khoăn với “đào tạo lại” ảnh 1Chung Ngọc Xuân Yến, học sinh lớp 11D1 Trường THPT Lê Quý Đôn:

“Học một đằng, thi một nẻo”

Với chương trình nặng như vậy, việc chạy show học thêm của học sinh Việt Nam không có gì gọi là lạ khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ tiểu học đến THPT. Bộ GD&ĐT cũng đã có những biện pháp chấn chỉnh, hạn chế hiện trạng này và một trong những biện pháp nổi bật là thay đổi về cách học và tăng tiết luyện tập ở trường, cải cách SGK, hướng học sinh đến sự thân thiện và mạnh dạn trong gia tiếp, ứng xử, tự tin trước đám đông bằng phương pháp giảng dạy mới đó là thuyết trình.

Đây là thay đổi khả quan của nền giáo dục, gần như phụ huynh, học sinh và giáo viên thích thú, hưởng ứng. Nhưng hãy thử và nghiền ngẫm xét lại, liệu cách thi và ra đề hiện nay có phù hợp với phương pháp học tập đó không? Học thì theo kiểu thuyết trình hiện đại, nhưng thi thì vẫn theo kiểu truyền thống...

QUỐC VIỆT

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm