Thiếu sản phẩm giải trí cho thiếu nhi

Mỗi năm, cứ đến hè hay dịp 1-6, các hoạt động nghệ thuật bắt đầu để ý đến thiếu nhi, với một vài sản phẩm, vở diễn, ấn bản… phục vụ đối tượng thiếu nhi ra đời. Nhu cầu giải trí cho thiếu nhi rất lớn nhưng nhiều năm qua, nhu cầu này chỉ được đáp ứng nhỏ giọt.

Phim ít ỏi

Nếu như những mùa hè trước, thông tin phim thiếu nhi ít nhiều còn được góp nhặt “hâm nóng” trên diễn đàn thì năm nay gần như rơi vào tình trạng “im hơi lặng tiếng” khi hầu hết các đơn vị làm phim tư nhân đều không đả động gì đến dự án phim thiếu nhi trong kế hoạch thực hiện phim của năm.

Bộ phim Cuộc phiêu lưu mùa hè (đạo diễn Nguyễn Minh Cao, Hãng phim TFS sản xuất, vừa được lên sóng vào lúc 18 giờ ngày 30-5) có lẽ là một món quà hiếm hoi dành cho khán giả nhí trong mùa hè này. Tuy nhiên, hành trình của cậu bé Sơn sống ở thành phố về quê rong chơi, khám phá, nghịch ngợm cùng bạn bè cũng gói gọn ngắn ngủi trong 15 tập phim.

Hãng Phước Sang có bộ phim dành cho tuổi học trò Tiểu thư đi học (chưa có lịch phát sóng). Trên trường quay, đạo diễn Mỹ Khanh cũng đang tất tả thực hiện bộ phim Thiên thần xui xẻo – dự án khá dài hơi. Và… chấm hết. Một lý do đơn giản là các nhà sản xuất còn đang bận bịu khai thác những phim “đề tài người lớn” vốn dĩ dễ tìm tài trợ và thu hút quảng cáo hơn. Mùa hè, màn ảnh nhỏ luôn là sự trở lại của những phim truyền hình đã sản xuất rất nhiều năm trước đó.

Thiếu sản phẩm giải trí cho thiếu nhi ảnh 1
Cuộc phiêu lưu mùa hè - bộ phim hè hiếm hoi cho
thiếu nhi trên màn ảnh nhỏ. Ảnh: TFS
Bộ phim hoạt hình 3D về Thái tổ Lý Công Uẩn Người con của rồng (kinh phí Nhà nước đầu tư hơn 6 tỉ đồng), đoạt giải Cánh diều vàng 2010, chỉ phát sóng đúng ngày đại lễ và một lần trên màn ảnh rộng nhân dịp khai trương rạp Kim Đồng – Hà Nội rồi cất vào kho. Khán giả trông chờ bộ phim này phát hành DVD nhưng chẳng thấy tăm hơi. Phim cho thiếu nhi đã thiếu, chương trình truyền hình cho các em cũng không đặc sắc hơn. Ngoài chương trình Chuyện nhỏ ít nhiều tạo được dấu ấn riêng, quanh đi quẩn lại chỉ có Bé làm họa sĩ, Chúc bé ngủ ngon, Thế giới ABC, Tuổi thơ khám phá, Thần đồng đất Việt… nhưng cũng không có chương trình nào đủ tạo sức bật thu hút người xem. Thưa vắng sách văn họcMùa hè năm nay, độc giả nhí không có được một “cơn sốt” nào khi văn học vắng sự góp mặt của “nhà văn của tuổi thơ” Nguyễn Nhật Ánh. Một số đơn vị xuất bản cũng nỗ lực tạo quà sách cho độc giả nhỏ tuổi, như NXB Kim Đồng ấn hành loạt truyện dịch với những câu chuyện hài hước, dễ thương Tý quậy, Ô Long viện, Jake không ngồi yên một phút… Đặc biệt là cuốn sách dạng ký sự, khoa học, giáo dục Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa của nhà văn quân đội Nguyễn Xuân Thủy. Sách được in 4 màu, song song với nội dung là hình minh họa sinh động do họa sĩ Tạ Minh Long thể hiện. Sách chia làm 6 phần: Ra đảo, Mùa biển lặng, Mùa biển động, Kỳ thú biển trời Trường Sa, Thám hiểm đáy biển Trường Sa và Những người giữ đảo. Đó cũng là những trải nghiệm thực tế của chính tác giả trong những năm tháng làm nhiệm vụ tại Trường Sa. NXB Văn hóa Văn nghệ cũng có bộ sách thiếu nhi của nhà văn Lý Lan: Ngôi nhà trong cỏ, Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen, Ba người và ba con vật, nhưng cả ba đầu sách đều là những tác phẩm tái bản. Tác phẩm mới của văn học Việt dành cho thiếu nhi hoàn toàn vắng bóng trong mùa hè này. Những đầu sách ít ỏi, phần lớn là văn học dịch, được phát hành rải rác như trên thật khó mà lấp đầy khoảng trống của mảng sách văn học dành cho thiếu nhi. Độc giả nhỏ tuổi vẫn mãi thiếu những cuốn sách hay, nhất là sách văn học Việt dành cho lứa tuổi mình. Trong khi đó, truyện tranh, truyện kinh dị – bao gồm cả những bộ truyện có nội dung độc hại – tiếp tục thao túng thị trường. Đĩa ca nhạc trống trơnLác đác mùa hè này chỉ có một, hai DVD ca nhạc mới dành cho thiếu nhi được phát hành, còn hầu hết là tái bản những chương trình đã phát hành hàng chục năm trước. Một trong những lý do mà các nhà sản xuất đưa ra là không có ca khúc mới để làm ra sản phẩm. Giải thích về sự không có ca khúc thiếu nhi mới, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM, cho biết: Với chức năng định hướng, Hội Âm nhạc TPHCM cũng thường xuyên đặt vấn đề sáng tác ca khúc thiếu nhi với nhiều thế hệ nhạc sĩ. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc tự nguyện sẽ rất khó bởi có quá nhiều yếu tố chi phối. Chính vì vậy, Hội Âm nhạc TPHCM cũng đã áp dụng phương thức đặt hàng với từng tác giả là chính. Hẳn nhiên, nói vậy không có nghĩa hiện nay không có nhạc sĩ tâm huyết với mảng ca khúc thiếu nhi. Thỉnh thoảng, hội cũng nhận được những ca khúc thiếu nhi của hội viên sáng tác. Thế nhưng, không có chức năng sản xuất nên hội thường chuyển những ca khúc đó sang các trung tâm băng đĩa nhạc để họ sử dụng theo mục đích sản xuất của từng trung tâm là chính. Thực tế, hội cũng rất ít có cơ hội thực hiện những đợt vận động sáng tác ca khúc thiếu nhi  quy mô lớn. Chính vì vậy, ca khúc thiếu nhi có hay không phụ thuộc vào sở thích, cảm hứng cũng như sự quan tâm của mỗi cá nhân nhạc sĩ là chính. Trông chờ ấn phẩm nước ngoàiNhiều bộ phim hoạt hình 3D đang chờ đón khán giả nhí trong mùa hè này. Bộ phim Kungfu Panda 2 ra mắt đúng ngày 1-6 là món quà thú vị cho các em thiếu nhi. Nhóc Nicolas – chuyển thể từ tác phẩm ăn khách cùng tên - cũng sẽ được công chiếu ngày 17-6, Harry Potter và bảo bối tử thần ngày 15-7. Bộ phim được chờ đợi về những chú lùn xì trum ở The Smurfs cũng  sẽ ra rạp vào tháng 8... Sách nước ngoài dành cho thiếu nhi đáng chú ý hơn cả là bộ sách về nhân vật nhóc Manolito của nữ nhà văn Elvira Lindo được Công ty Nhã Nam chuyển ngữ và phát hành. Sau những câu chuyện dí dỏm về nhóc Nicolas gây sốt của những năm trước, Manolito – nhân vật nhí cũng đáng yêu không kém trong các tập Manolito mắt kính, Siêu nhân Manolito, Những bí mật của Manolito và Manolito nghỉ hè.  Bên cạnh đó, Nhã Nam cũng có các tác phẩm: Hoàng tử bé trở lại, Totto-chan bên cửa sổ, Chú bé mang pyjama sọc…
Theo Thùy Trang - Tiểu Quyên (NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm