Thi tốt nghiệp THPT: Bí quyết làm tốt môn Lịch sử

Sáng 10-8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội với 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.

Thầy giáo Trần Văn Hướng, Tổ trưởng chuyên môn môn Lịch sử, trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức đã chia sẻ những lưu ý khi làm bài.

Trong đề thi tham khảo lần hai môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT, gồm 40 câu trắc nghiệm bám sát nội dung tinh giản học kỳ II, năm học 2019-2020.

Nội dung đề thi tập trung chủ yếu vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó là kiến thức học kỳ I và một số nội dung lớn, trọng tâm của học kỳ II.

Đề thi có hai câu lịch sử lớp 11 bao gồm nội dung lớn của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, có một câu liên kết kiến thức giữa lịch sử lớp 11 và lịch sử lớp 12.

Trên cơ sở phân tích đề thi minh họa, thí sinh cần chú ý những vấn đề sau để đạt được điểm cao trong môn thi Lịch sử.

1.  Đầu tiên thí sinh nên đọc lướt qua tất cả các câu hỏi và đáp án của đề thi, sau đó phân tích và xử lý nhanh những yêu cầu của đề. Khi trả lời, câu nào dễ nên làm trước, khó trả lời sau, không cần làm theo trình tự bài thi. Chỉ có 50 phút để làm 40 câu hỏi trong bài thi, học sinh không nên để mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi nào đó.

2. Đọc kĩ từ “chìa khóa”, (sự kiện lịch sử, thời gian lịch sử để trả lời )

Đây là điều kiện đầu tiên và quyết định đến kết quả bài thi. Để chọn được đáp án đúng trong thời gian nhanh nhất và tránh bị lạc đề, các em phải hiểu rõ đề bài muốn gì, từ đó tìm ra từ “chìa khóa” nằm ở đâu.

Nghĩa là phải xác định được từ để hỏi, nội dung, sự kiện gì? Phải xác định được khoảng thời gian, vì đối với môn lịch sử móc thời gian rất quan trọng nên các em phải chú ý.

3. Khi gặp những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao (thường các câu hỏi này bắt đầu ở những câu 30 trong bài thi trở đi), các em phải biết phân tích, lí giải các đáp án bằng những kiến thức khoa học lịch sử, tránh đoán mò, khoanh bừa đáp án.

4. Phương pháp loại trừ.

Biện pháp loại trừ là một cách hữu hiệu khi các em không lựa chọn được một đáp án thật sự chính xác. Một câu hỏi trắc nghiệm thường có bốn đáp án. Các đáp án thường không khác nhau nhiều lắm. Thay vì tìm đáp án đúng, các em tìm đáp án sai trước.

Các em không chắc chắn đáp án đúng nằm ở đâu nhưng trong số này chắc chắn có một đáp án sai. Dựa vào kiến thức của mình để tìm ra đáp án này trước. Nó thường là đáp án có nội dung hoàn toàn khác biệt so với ba đáp án còn lại.

5. Học sinh cần phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau để trên cơ sở đó có các phương án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh trả lời đúng.

- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án (a, b, c, d).

- Dạng câu hỏi nhận xét, đánh giá.

Do tình hình dịch bệnh nên để thi năm nay cũng dễ hơn, nội dung cũng gọn nhẹ, trọng tâm hơn  các năm trước. Tuy nhiên với tâm lí không được chủ quan và để làm bài thi thật tốt, thí sinh cũng cần chú ý không “học tủ”, “học lệch”.

Các em phải khái quát hóa đơn vị kiến thức lịch sử theo dạng chủ đề kiến thức, từ cơ bản đến nâng cao, phải bám sát nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT đã ban hành. Có như vậy các em mới có kết quả tốt được.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm