Rộng đường vào đại học cho người khiếm thính

Bà Trần Thị Ngời, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng Bình Thạnh, đã chia sẻ như thế tại hội thảo “Đường vào ĐH cho học sinh khiếm thính” được Trung tâm Nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED) tổ chức mới đây.

Theo bà, trình độ học sinh khiếm thính hiện đang chỉ dừng lại ở cấp I, cấp II. Ở TP.HCM chỉ có ba trường giáo dục chuyên biệt Hy Vọng 1, Hy Vọng 2 và Anh Minh dạy cấp II, em nào muốn học lên cấp III thì thường gửi vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 1. Bà mong muốn có được một trường cấp III chuyên biệt để các em có thể được học lên cao, ở đó giáo viên sẽ có những phương pháp phù hợp nhất dành cho các em khiếm thính.

Nhờ sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ của  gia đình, nhà trường, em Nam (giữa) đã vào ĐH Nguyễn Tất Thành. Ảnh: H.LAN

Cũng tại hội thảo, câu chuyện bạn Vũ Đình Nam học lên ĐH Nguyễn Tất Thành đã cho thấy sự nhọc nhằn như thế nào. Ông Vũ Đình Huỳnh, phụ huynh em Nam, chia sẻ: “Khi Nam đang học lớp 9 trường chuyên biệt thì tôi tìm hiểu và cho con vào Trung tâm CED học đọc tín hiệu môi, vì dù có tai nghe nhưng Nam chỉ nghe được 50% nhưng nếu đoán thêm tín hiệu môi sẽ nghe được 60%-70%. Sau đó tôi cho con vào học Trung tâm GDTX quận 1 và gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ sắp xếp cho Nam ngồi bàn trên cùng để nhìn môi và nghe rõ thầy cô hơn. Chiều về, Nam được CED giải đáp thêm những vấn đề buổi sáng học còn không hiểu”. Khi Nam vào ĐH, lại một lần nữa ông Huỳnh chủ động đến gặp thầy cô đề nghị hỗ trợ tài liệu, được thu âm bài giảng và về nhà ông mở máy ra coi thầy cô dặn dò gì rồi trao đổi lại với con.

Là người sáng lập ra Trung tâm CED để giúp đỡ người khiếm thính hòa nhập cộng đồng, bà Dương Phương Hạnh (cũng là người khiếm thính) nhìn nhận có một số trường hợp các em nghe nói khó khăn nhưng vẫn học tập tốt nếu giáo viên kiên nhẫn lắng nghe các em.

đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết đang rà soát nhu cầu để tham mưu trình lãnh đạo Sở Xây dựng các lớp khiếm thính tại trường cấp III. Ngoài ra, Sở đang có lộ trình chuyển trường chuyên biệt thành các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không chỉ có chức năng dạy chuyên biệt mà còn can thiệp sớm, hỗ trợ trị liệu. Hy vọng cánh cửa học lên cao sẽ ngày càng rộng mở với người khiếm thính.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm