Người mẹ nêu 10 lý do không cho con đi học

Cô Dawn Pedersen - hiện là mẹ của một cậu con trai 3 tuổi rưỡi đã có những chia sẻ rất thú vị khi nói về vấn đề giáo dục trẻ em. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là cô đưa ra 10 lý do cô không muốn cho con đi học mặc dù cô đang là giáo viên, từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành giáo dục và cử nhân mỹ thuật.

Từ năm 2014, Dawn bắt đầu giảng dạy mỹ thuật, thiết kế web, đồ hoạ cho trẻ em 6 tuổi đến những người đã trưởng thành. Cô sống với gia đình tại California, Mỹ. Trên blog của mình, cô viết:

"Khi con trai của tôi được 3 tuổi - đó là thời điểm chúng tôi cần tìm cho cháu một trường mẫu giáo phù hợp. Nhưng thời gian trôi đi, tôi lại nghĩ việc đưa con đến trường có vẻ không mấy triển vọng.

Nhập mô tả cho ảnh
Dawn Pedersen bên con trai của mình.

Làm ơn đừng đánh giá sai về tôi. Thực tế, tôi rất tôn trọng và yêu mến những người làm nghề giáo. Tôi cũng từng dạy tại một trường trung học trong suốt 4 năm. Vì thế, tôi biết giáo viên phần lớn đều làm việc rất chăm chỉ, tận tâm. Họ biết cách quan tâm đến học sinh của mình và phát triển các chương trình đào tạo một cách tốt nhất.

Tuy nhiên theo tôi nghĩ:

1. Không đến trường là phương pháp giáo dục tốt nhất

Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi từ trước tới nay luôn là làm thế nào để giáo viên có thể tương tác với học sinh. Sau khi lấy chứng chỉ giảng dạy và là thạc sĩ trong ngành giáo dục, cũng như qua quá trình làm cô giáo hơn 10 năm, tôi đã tìm kiếm được phương pháp tốt nhất để giáo dục trẻ em.

Thật kỳ lạ, nhưng tôi nghĩ đó chính là "unschooling" (một thuật ngữ gần đây hay được nhiều người nhắc tới, có nghĩa là không đến trường/không đi học).

"Unschooling" là một khái niệm và phương pháp khác với cách đi học truyền thống, thiên về việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường tự nhiên - lấy đó như môi trường chính cho việc học tập. Lần đầu tiên nghe về nó, tôi đã giật mình và có cái nhìn không mấy thiện cảm. Thực tế, nó khác với giáo dục tại nhà - sử dụng các chương trình giảng dạy như khi đi học ở trường công lập.

Trong một gia đình theo phương pháp "unschooling", việc học tập bắt đầu từ trẻ em. Đứa trẻ có quyền quyết định những thứ chúng quan tâm và kể cả vấn đề học hành. Kiểu học này mang đến sự tự do và linh hoạt. Các kiến thức sẽ được bé tiếp thu một cách từ từ qua kinh nghiệm của bản thân, dần dần sẽ khiến đứa trẻ thay đổi, trưởng thành hơn.

Lấy ví dụ như những đứa bé thường hay thích khủng long. Cha mẹ có thể dễ dàng kích thích sự tò mò, sáng tạo của con thông qua việc cho con:

- Đọc sách và các bài viết về khủng long

- Thăm viện bảo tàng tự nhiên hoặc viện khảo cổ, sinh vật học

- Đọc các bài phỏng vấn chuyên gia về vấn đề này

- Tạo ra một môi trường sáng tạo, cho con vẽ khủng long theo trí tưởng tượng...

Về cơ bản, "unschooling" sẽ giúp khai phá tình yêu một cách bản năng trong trẻ. Từ đó, bé sẽ có cách tiếp cận riêng, tự quyết định cái mình muốn tìm hiểu, đặt ra mục tiêu và tự tìm câu trả lời.

Tôi nghĩ đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, có thể giúp con trai tôi khi cháu đủ tuổi đến trường. Đặc biệt, cần luôn tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của con.

2. Cần tránh những bài kiểm tra

Tôi nghĩ việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là không gây áp lực cho con cái, nhất là về kết quả học tập. Thực tế, điểm số trên lớp chỉ phản ánh một phần nào đó năng lực của học sinh.

Điều đáng tiếc nhất hiện nay của ngành giáo dục đó là dạy để kiểm tra. Giáo viên truyền lại kiến thức, đưa ra câu hỏi và học sinh chỉ cần ghi lại vào bộ nhớ như một cái máy. Đây quả thực không phải là cách hiệu quả để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Phương pháp dạy này đồng nghĩa với việc các bé phải nói lời chia tay với nghệ thuật, giờ giải lao và tất cả những thứ không liên quan đến bài kiểm tra - chẳng hạn như sự sáng tạo.

Nhập mô tả cho ảnh
Trẻ cần được dạy các kỹ năng trong cuộc sống thay vì các bài kiểm tra. Trong ảnh là con của Dawn được bố dạy bơi.

3. Việc học bị giới hạn trong phạm vi lớp học

Trong môi trường giáo dục, giáo viên luôn là người nắm giữ mọi thứ và học sinh thực tế chỉ học khi đến lớp. Vì vậy, việc học chỉ giới hạn trong lớp 30 học sinh hoặc hơn thế một chút.

Trong khi quá trình tiếp thu kiến thức cần mọi lúc mọi nơi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ theo phương pháp "unschooling" sẽ thích học cả ngày, bởi vì học chính là cuộc sống. Đứa trẻ không cần phải quan sát, để ý thái độ của người khác, thay vào đó là một sự liên kết vô hình giữa việc học tập và mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.

4. Vô tình phá hỏng cuộc sống của trẻ

Tôi đã đọc quá nhiều các bài báo nói về việc trẻ em bị kỷ luật, đình chỉ hay đuổi học... vì những lý do ngớ ngẩn. Đây là kết quả của các môi trường giáo dục quá đỗi khắt khe. Thay vì đưa ra các lý luận xác đáng, nhà trường thường nghiễm nhiên trừng phạt học sinh và không may làm tổn thương đến chúng.

5. Tôi cũng muốn được học

Mọi thứ diễn ra xung quanh con trai tôi đều là những cuộc thám hiểm của riêng con và có rất nhiều điều cần con khám phá. Trong quá trình con tìm hiểu, tôi cũng học hỏi và nghiệm ra được nhiều điều. Nó sẽ tốt hơn nhiều việc hàng ngày các con cứ nhờ mẹ giải hộ bài tập cô giáo giao trên lớp. 

6. Trường học là liều thuốc độc đối với trẻ

Cháu trai tôi (8 tuổi) là một đứa bé rất sáng dạ và thân thiện. Năm ngoái, cháu đến trường và được áp dụng một quy định chặt chẽ - làm bài kiểm tra vào mọi ngày lên lớp. Chính điều này đã khiến nó bị tổn thương, tuyệt vọng. May sao, anh trai tôi đã biết dừng đúng lúc, không cho cháu uống thêm một viên thuốc độc nào như vậy nữa.

Con trai tôi là một đứa khá tích cực. Nó thích thú với mọi thứ xung quanh (như hầu hết những đứa trẻ khác). Tuy nhiên, con lại không bao giờ sẵn sàng ngồi vào bàn học. Một báo cáo đã chỉ ra rằng có đến 19% trẻ em bị mắc bệnh về thần kinh hoặc một số bệnh lạ khác sau khi tốt nghiệp trung học. Điều này là hệ quả của việc luôn phải đối phó với các bài kiểm tra và chịu áp lực khi đến trường trong suốt thời gian dài.

Và tôi không muốn điều này xảy đến với con trai mình.

7. Trường học không phải là nơi dành cho các bé trai

Với yêu cầu học sinh phải ngôi yên tại chỗ trong suốt thời gian trên lớp, điều này đã khiến cho trẻ không có điều kiện được hoạt động. Thực tế, các bé trai cần được vui chơi, hoạt động thể chất nhiều hơn bé gái. Khi thời gian giải lao quá ít (như ở hầu hết các trường hiện nay), các bé sẽ trở nên buồn chán và không thể tập trung học hành.

Khi "unschooling", con trai tôi có thể vận động bất cứ khi nào con muốn. Điều đó thực sự cần thiết cho sự phát triển của con sau này.

8. Học sinh rất hiếm khi được hoà nhập với thiên nhiên tại trường

Với việc ngày càng giảm thời gian giảo lao cũng như các buổi ngoại khoá, phần lớn học sinh đều không biết những thứ bên ngoài. Trong khi đó, trẻ cần biết nhiều hơn về mọi thứ xung quanh, chịu đựng được nắng mưa.

Nhập mô tả cho ảnh
Dawn và chồng luôn cố gắng cho con có thể hoà nhập với thiên nhiên bên ngoài.

Đừng nghĩ việc làm này quá cầu kì hay khó khăn. Chúng ta có thể dẫn con ra hồ gần nhà hay chơi ngay sân sau. Âm thanh, mùi hương... những thứ động từ thiên nhiên sẽ giúp con phát triển, tăng thêm khả năng học tập thay vì sự tĩnh lặng trong lớp học.

9. Không đến trường sẽ giúp con phát triển nhân cách và óc sáng tạo

Muốn con em mình học tập tốt, cần kích thích trí tò mò từ trẻ. Sự tò mò sẽ khiến chúng phải động não và tự đi tìm hiểu, giải quyết vấn đề, từ đó phát triển tư duy sáng tạo.

Thử đặt mình vào vị trí của trẻ sẽ thấy việc tự khám phá những thứ mình quan tâm sẽ có nhiều cảm hứng và thu hút hơn rất nhiều. Nó sẽ giúp ta biết được thất bại chỉ đơn giản là một phần của quá trình tiến tới thành công và không gì muốn có được lại phải trả bằng mọi giá. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho con khao khát học tập hơn.

Qua những kinh nghiệm tôi đúc kết được trong cuộc sống, kể cả khi dạy tại trường tư thục và cả công lập, tôi hiểu được rằng môi trường giáo dục tại Mỹ đã trở nên tồi tệ từ khi tôi học mẫu giáo cách đây 40 năm. Vì vậy, tôi muốn cho con mình có được một phương pháp, cơ hội học tốt nhất ngay trong nền giáo dục vẫn dậm chân tại chỗ trong nhiều năm.

10. Cần có nhiều thời gian cho con chơi

Vui chơi là hoạt động cần thiết trong quá trình học tập của trẻ, nhất là khi trẻ ngày một trưởng thành. Trong lúc chơi, trẻ sẽ phát triển các kỹ năng một cách toàn diện hơn.

Không biết vì lý do gì, hiện các trường đều đẩy nặng chương trình đào tạo. Nếu như trước đây, tôi chỉ cần ăn, chơi, vẽ, ngủ khi học mẫu giáo thì giờ các cháu cần phải học chữ và số đếm để trở thành Einstein ngay từ lúc còn nhỏ".

Nhập mô tả cho ảnh
Gia đình củaDawn Pedersen hiện cho con học theo phương pháp "unschooling" - không cần đến trường.

Dawn Pedersen cho biết, cô đang cố gắng làm mọi thứ để con trai mình không phải đến trường. "Có thể bạn sẽ nghĩ gia đình tôi kỳ quặc nhưng tôi vẫn muốn con ở nhà" - cô nói.

Hiện Dawn chăm chỉ làm việc với mong ước xây dựng một doanh nghiệp theo mô hình "unschooling" và khuyến khích các phụ huynh khác dạy con theo phương pháp này. Hy vọng của cô là có thể thực hiện dự định này trong vòng 2 năm tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm