Mức học phí bậc mầm non và phổ thông: Không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình

Thứ nhất là đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo; thứ hai là xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục; thứ ba là đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học và cuối cùng là quản lý và giám sát tài chính giáo dục.

Đối với chính sách học phí, chế độ học phí của các trường công lập sẽ được sửa đổi theo hướng: dự kiến từ năm học 2008-2009, mức học phí và các chi phí học tập hợp lý khác của gia đình cho con em đi học bậc mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, đây là mức chi trả khả thi theo kinh nghiệm thực tế của nhiều nước trên thế giới và cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam các năm qua. “Nếu đặt yêu cầu học phí giáo dục phổ thông và mầm non phải bù đắp chi phí thường xuyên hay chi phí bù đắp tiền lương thì mức học phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân; đa số trẻ sẽ nghỉ học”.

Tiếp tục miễn học phí đối với học sinh tiểu học; học sinh thuộc diện chính sách; hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia; giảm học phí cho các đối tượng cận nghèo. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diện chính sách và các vùng có thu nhập rất thấp.

Mức học phí đối với đào tạo công lập (dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học) từng bước đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành, tiến tới phải đảm bảo chi phí đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng dự kiến thay đổi phương thức thực hiện chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm hiện nay bằng cách thực hiện chính sách tín dụng sinh viên, khi ra trường nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với ĐH, CĐ) và 3 năm (đối với TCCN) thì nhà nước sẽ xóa nợ (cả gốc và lãi) phần chi trả cho học phí.

Theo V.LAN ( SGGP)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm