Đơn giản chỉ là biết khóc to khi cần!

Chờ một lúc, tôi liền lại hỏi han và giúp đứa bé ra phòng hướng dẫn để thông báo tìm người thân nhưng bé không chịu đi cùng. Lát sau, bé ngồi xuống và bật khóc thật to, tiếng khóc vang vọng. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì chỉ chốc lát, một phụ nữ vội vàng chạy tới ôm chầm lấy bé gái và nói nhỏ: “May quá, cảm ơn con vì nghe lời mẹ, con làm tốt lắm”. Đứa bé lau nước mắt, cười hồn nhiên và níu áo mẹ ra phía cổng để đón xe về nhà sau khi người mẹ quay qua giải thích đôi điều với mọi người xung quanh. Tôi thở phào và nhận ra rằng thì ra việc  khóc là kỹ năng của đứa trẻ, là cách giáo dục của người mẹ với con khi bị lạc mẹ ở nơi đông người”.

TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kể và phân tích câu chuyện trên trong một đợt tập huấn về dạy kỹ năng sống cho học sinh do Sở GD&ĐT TP tổ chức dành cho các giáo viên, cán bộ tâm lý.

Ở một tình huống khác, một phụ huynh vừa dừng xe ở cổng trường đón con, đứa bé học lớp 2 vừa chào cô giáo liền chạy ùa ra xe và giục mẹ chạy xe nhanh lên. Người mẹ hỏi vì sao thì đứa bé trả lời vì mắc tiểu quá. Đến nhà, bé vội vàng xuống xe và chạy vào nhà vệ sinh. Người mẹ hỏi con sao không đi tiểu ở trường mà phải chờ về đến tận nhà. Con trả lời rằng vì cô giáo không cho. Hôm sau đến đón con, chị liền đem chuyện hỏi cô giáo, cô giáo liền cười và giải thích: Thực ra chiều hôm qua trong giờ ra chơi, các bé đi tiểu rất đông, phải xếp hàng chờ vào nhà vệ sinh nên các cô phải ra đứng canh. Bỗng có một bé đứng gần cuối hàng nhăn mặt, ôm bụng ngồi xuống. Thấy thế cô giáo liền yêu cầu các bạn khác nhường cho bạn này đi vệ sinh trước. Có thể nghe không rõ cô giáo nói nên bé tưởng cô không cho đi vệ sinh. Nghe vậy người mẹ thở phào nhẹ nhõm. Ngày hôm sau, vì không yên tâm, người mẹ hỏi lại tình hình thì đứa trẻ nhanh nhảu nói: “Con đã rút kinh nghiệm nên con đã đi tiểu vào giờ khác rồi, không phải chờ lâu nữa”. Người mẹ cười và khen đứa con giỏi quá.

Từ những câu chuyện đó, TS Nguyễn Thị Bích Hồng nhắn nhủ rằng: “Chính trẻ nhỏ cũng biết rút kinh nghiệm cơ mà”. Người lớn hay nghĩ kỹ năng sống là cái gì đó cao siêu để rồi mơ hồ dạy con, rồi bỏ hàng chục triệu đồng cho con đi học ủi đồ, tập làm việc này việc kia nhưng những việc ở nhà lại giao cho người giúp việc hoặc không cho con động đến. Như thế người lớn không phải đang dạy trẻ kỹ năng sống mà là tước mất cơ hội học kỹ năng sống của trẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm