Đề thi minh họa môn Anh văn: Phải khôn khéo sắp xếp thời gian làm bài

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh văn 2014

Đề thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng môn Anh văn 2014

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1.Phần ngữ âm:3 câu

2.Từ vựng và ngữ pháp:15 câu

3.Đọc hiểu (2 bài ) 10 câu

4.Từ đồng nghĩa :2 câu

Tổng cộng :30 câu

B.PHẦN VIẾT:

Viết ít nhất 80 từ.

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1.Phần ngữ âm:5 câu

2.Từ vựng và ngữ pháp:24 câu

3.Đọc hiểu (2 bài ) 20 câu

4.Điền từ :10 câu

5.a.Từ đồng nghĩa :4 câu

b.Từ ngược nghĩa :2 câu

6.Nhận lỗi sai :5 câu

7.a.Kết hợp 2 câu:5 câu

b.Tìm câu gần đúng so với câu cho sẵn: 5 câu

Tổng cộng :80 câu

B.PHẦN VIẾTKhông có

Đề thi minh họa Anh văn kỳ thi THPT Quốc gia 2015

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1.Phần ngữ âm:5 câu

2.Từ vựng và ngữ pháp:18 câu

3.Đọc hiểu (2 bài ): 20 câu

4.Điền từ:10 câu

5.Từ đồng nghĩa: 5 câu

6.Nhận lỗi sai: 5 câu

Tổng cộng: 64 câu

B. PHẦN VIẾT:

1.Viết tiếp câu mà nghĩa giống như câu cho sẵn: 5 câu

2.Viết 1 đoạn văn 140 từ

Như vậy xét về độ dài của cấu trúc đề thi minh hoạ năm 2015 so với đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh văn năm 2014 thì số lượng câu tăng gấp đôi và dài hơn bài thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

Nhận định: Việc dễ nhận thấy là so với đề thi tốt nghiệp THPT  2014, đề minh hoạ dài và khó hơn  nhiều; còn so với đề thi CĐ –ĐH  2014 thì nhẹ nhàng hơn.

Đề được kết quả cao, thí sinh phải xắp xếp thời gian làm bài khôn khéo: Trước hết phài đọc lướt qua bài để xem phần nào dễ làm trước. Thông thường là phần trắc nghiệm từ vựng và ngữ pháp, nhận lỗi sai, sau đó đến phần đọc hiểu, điền từ và dành thời gian còn lại cho phần viết.

Xét về độ khó, đề thi  minh họa đảm bảo tính phân hóa cao bởi có thêm phần thi tự luận và tỉ lệ độ khó các câu hỏi có thể sẽ là: 20% dễ, 40% trung bình và 40% khó.

Câu hỏi ở mức dễ và trung bình có kiến thức thuộc các phần:

-Ngữ âm: phát âm, trọng âm (từ câu 1 đến  câu 5)

-Ngữ pháp: Thì của động từ (câu 6, câu 21); từ loại (câu 8, câu 16, câu 7); các loại mệnh đề (câu 11, câu 12); chức năng giao tiếp (câu 14, câu 17).

Ngoài ra, đề thi yêu cầu học sinh có khả năng vận dụng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản (mệnh đề, câu) để làm bài, viết lại câu và viết đoạn văn trong phần thi tự luận.

Câu hỏi khó có kiến thức thuộc các vấn đề ngữ pháp và từ vựng nâng cao:

-Đảo ngữ  (câu 13); phrasal verbs, idioms (câu 19,câu 20,câu 24); câu điều kiện (câu 14, câu 68); câu suy đoán (câu 9) và nhất là kĩ năng đọc - hiểu. Đăc biệt phần thi tự luận yêu cầu học sinh phải vận dụng  kĩ năng viết câu và viết đoạn văn một cách thành thạo. Do hầu hết các câu đề thi mẫu đòi hỏi thí sinh có kiến thức vững và độ khó tương đương với đề thi tuyển sinh CĐ-ĐH những năm trước, vì thế đề thi sẽ  là khó khăn và thách thức lớn đối với học sinh trung bình, yếu.

Dự đoán số học sinh chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp thì khả năng được điểm trung bình trở lên sẽ không nhiều.

Tuy nhiên, so với đề thi khối D của các năm trước thì đề minh hoạ có phần dễ hơn và có thể xem tương đương đề thi khối A1. Vì thế học sinh khá giỏi khả năng được điểm cao sẽ tăng lên. Phần đọc hiểu vẫn là phần đòi hỏi thí sinh mất thới gian nhất. Có lẽ vì vốn từ của học sinh và nguồn tài liệu bài đọc tương dối rộng nên cho dù đề tài bám sát các đề tài trong chương  phổ thông nhưng các em cũng khó nắm bắt bài trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tóm lại, đề theo dạng như thế này có sự phân loại thí sinh rất rõ ràng.

Lời khuyên: Đề dạt kết quả tốt cho kỳ thi, người viết xin gợi ý ôn tập sau:

- Ôn  từ vưng  theo chủ dề từng bài trong sách giáo khoa.

-Hệ thống ngữ pháp theo từng chuyên đề từ thấp đến nâng cao. Chú ý các phần chuyển đồi câu , viết tiếp câu (phần này mấy năm qua do cấu trúc đề thường bỏ qua): 1.Tenses, 2.Conditionals, 3.Reported  speech, 4.Passive voice, 5.Verb forms, 6.Sentenses and Clauses, Phrases, 7.Relative clause and kinds of reducing clauses, 8. Noun Clause, 9. Adverbial Clause, 10. Participal Clause, 11. Phrasal verb, 12. Subjunctive verbs, 13. Kinds of verbs, 14. Agreement.

 -Phần dọc hiểu: Thí sinh cố gắng nắm lại các kỷ năng và  phương pháp làm bài đọc hiều: Tìm ý chính , các dạng câu hỏi hay ra trong bài v.v… để giám bớt thời gian đọc. Sau mổi chủ đề tranh thủ đọc thêm những bài đọc có đề tài liên quan.

-Phần viết: Trong quá trình giáo viên ôn tập từng chuyên đề, những bài tập chuyển dổi và viết câu nối tiếp rất hữu ích cho phần làm 5 câu này. Riêng phần viết luận (essay) thí sinh phải được giáo viên hướng dẫn kỹ yêu cầu mỗi bài luận gồm bao nhiêu phần: cách làm dàn bài (outline). Tốt nhát là theo các chủ đề trong sách giáo khoa, thí sinh cần phải chuẩn bị trước các dàn bài mẫu. Có thể tham khảo ý tưởng , cấu trúc câu trong bài luận mầu.

Tóm lại, xu hướng ra đề năm nay cho thấy Bộ dã rất tích cực trong việc càng  ngày càng dần đưa dề thi càng có chất lượng.

  Gv Phạm Tấn Hoàng (Trường Trung học Vĩnh Viễn, Tp.Hcm)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm