Chủ tịch tỉnh trò chuyện với học sinh về công nghệ thông tin

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng với lãnh đạo các sở, các trường đại học, các doanh nghiệp có buổi gặp mặt hơn 500 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh về định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) vào ngày 6-6.

Cần 10.000 người làm trong lĩnh vực IT

"Hôm nay là một ngày đặc biệt, là lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh, các sở, các trường và cơ sở doanh nghiệp gặp mặt các em học sinh để định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT" – ông Thọ nói trong phần mở đầu chương trình.

Ông Phan Ngọc Thọ mở đầu buổi gặp mặt định hướng nghề nghiệp về CNTT. Ảnh: N.LINH

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá những tiện ích của CNTT trong cuộc sống và cho rằng ngành này là đột phá, tạo phước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đồng thời cho biết, mục tiêu phát triển nguồn lược CNTT tỉnh phấn đầu từ nay đến 2025 lên 10.000 người.

Ông Thọ cho biết, theo đánh giá của ngành giáo dục thì số học sinh trong tỉnh thi vào ngành CNTT chỉ đạt từ 6,5 đến 6,7 %. Đây là con số thấp. Thêm con số nữa chúng ta phải suy nghĩ, đó là trong số những em thi vào CNTT thì chỉ có 30% các em thi vào các cơ sở giáo dục đào tạo tại Thừa Thiên-Huế.

"Còn một con số giật mình nữa là số điểm thi vào các ngành CNTT thấp, chỉ khoảng 12 - 13 điểm. Con số này mới đáng sợ, mới đáng ngại. Chúng ta chấp nhận con số người vào thấp nhưng chất lượng phải cao. Như trước đây, số lượng thi vào ngành Y ít nhưng chất lượng rất cao, bây giờ chúng ta hướng những người hàng đầu phải thi vào CNTT, đó là mục tiêu của tất cả chúng ta.

Muốn vậy thì chúng ta làm gì, trách nhiệm ở đâu? Hôm nay chúng ta đang làm rõ những vấn đề này. Các bạn sẽ hỏi, các cấp ngành và doanh nghiệp sẽ trả lời" – ông Thọ nhấn mạnh.

Nhiều giải pháp

Sau khi trình bày của lãnh đạo tỉnh, đại diện các trường đào tạo ngành CNTT và doanh nghiệp định hướng về phát triển nghành CNTT của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tiến hành chủ trì buổi trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh.

Một học sinh đặt câu hỏi tại buổi gặp mặt. Ảnh: N.MINH

Có hơn 100 lượt câu hỏi trực tiếp và qua hệ thống tin nhắn liên quan đến các nội dung như: Tỷ lệ sinh viên học CNTT có việc làm sau khi ra trường như thế nào? UBND tỉnh có chính sách gì để thu hút các nhà đầu tư vào Huế và đảm bảo đầu ra cho sinh viên?…

Bạn Phan Lê Hữu Diên (học sinh lớp 12A3 Trường THPT Đặng Huy Trứ, TP Huế) đặt câu hỏi: Liệu 5 năm nữa công việc tại Thừa Thiên-Huế có đảm bảo cho học sinh CNTT ra trường có việc làm hay không? Vì trong thời gian này nhiều trường điều đổ xô tào tạo ngành CNTT; nếu một sinh viên học ở Huế và một học sinh học ở Đà Nẵng ra trường thì nhà tuyển dụng có ưu tiên chọn học sinh học tại Đà Nẵng hay không?

"Em nghe nhiều về chuyện tỉnh nói tạo điều kiện việc làm cho ngành CNTT ở Huế. Em muốn hỏi các bác sẽ làm gì để thực hiện lời hứa đó?" – Diên đặt thẳng câu hỏi và yêu cầu "mong các bác, các chú trả lời vào trọng tâm các câu hỏi".

Nhiều câu hỏi được học sinh THPT trên địa bàn đặt ra cho lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp trả lời. Ảnh: N.MINH

Trả lời câu hỏi này, ông Phan Ngọc Thọ nói rằng theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT thì đến hết năm 2020, tỉnh sẽ đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực CNTT làm việc tại Huế. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 10.000 lao động CNTT phục vụ phát triển công nghiệp phần mềm.

Vì vậy, cùng với nỗ lực của các đơn vị đào tạo, bản thân các em học sinh phải nỗ lực để có vốn kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp. Về phía chính quyền địa phương, tỉnh đã làm việc với các trường đại học trên địa bàn để có những học bổng, hỗ trợ nhất định đối với các sinh viên trong ngành CNTT có hoàn cảnh khó khăn...

"Tỉnh cũng ưu tiên, tạo cơ hội để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan công nghệ thông tin đến đầu tư và phát triển trên địa bàn tỉnh, từ đó tăng cơ hội tạo việc làm cho các em sau khi ra trường", ông Thọ nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm