Chê lương thấp, SV tâm lý không chịu về trường?

Thực tế trên đã được TS Nguyễn Thị Bích Hồng, khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo khoa học “Phát triển mô hình tham vấn học đường ở trường phổ thông” diễn ra vào sáng ngày 19-12.

Chê lương thấp, SV tâm lý không chịu về trường? ảnh 1
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, những vấn đề liên quan đến đào tạo giáo viên làm công tác tham vấn học đường tại hội thảo

Nhu cầu cao trong khi thực tế đào tạo của các trường lại không đủ đáp ứng. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các khoa tâm lý, công tác xã hội không chịu về làm việc tại các phòng tham vấn của trường vì mức lương thấp. Vì thế, nhiều trường học đã phải bố trí giáo viên trong trường kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý. Thành phần này khá đa dạng, họ có thể là giáo viên bộ môn, các giám thị hoặc trợ lý công tác thanh niên, thậm chí có cả nhân viên thủ thư.

Theo bà Hồng, hầu hết những giáo viên kiêm nhiệm đều chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tham vấn học đường. Như vậy, e rằng hoạt động tư vấn tâm lý học đường sẽ không đạt hiệu quả, thiệt thòi cuối cùng vẫn là học sinh.

Bà Hồng cũng chia sẻ thêm, không chỉ giáo viên kiêm nhiệm mà ngay cả các giáo viên được cấp chứng chỉ “Kỹ năng tham vấn học đường” của Trường ĐHSP TP.HCM cũng cần được bồi dưỡng tiếp theo vì dung lượng khóa học vẫn còn hạn chế. Cho nên khi thực hiện các bài tập thực hành, nhiều học viên còn chưa thành thạo về kỹ năng tham vấn, những khóa học không có đủ thời gian hoàn thiện cho họ. Thực tế cho thấy nhiều học viên còn vướng phải những sai sót trong quá trình tham vấn như thường đặt câu hỏi đóng, vội đưa ra lời khuyên khi thân chủ có những phát biểu tiêu cực, cách đặt câu hỏi có tính áp đặt, diễn đạt ý luộm thuộm hoặc chưa thể hiện tốt kỹ năng quan sát..

Về giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác tham vấn, bà Hồng kiến nghị TP.HCM có nhiều trường ĐH, trung tâm đào tạo có khả năng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tham vấn tâm lý. Dù hoạt động trong những hệ thống đào tạo khác nhau, các cơ sở đào tạo này nên tổ chức hội thảo để có thể xây dựng chương trình đào tạo thống nhất hoặc nên liên kết với nhau để việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tham vấn học đường tại TP.HCM có chất lượng cao. Chương trình đào tạo cần đáp ứng nhu cầu thực tế của các giáo viên đang phụ trách công tác tham vấn học đường. Vì vậy, có thể thiết kế chương trình tổng thể dành cho các giáo viên kiêm nhiệm chưa có chuyên môn về tham vấn tâm lý, đồng thời xây dựng chương trình bồi dưỡng theo phương thức tự chọn dành cho những giáo viên tư vấn đã từng được trang bị nghiệp vụ tham vấn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm