Đông trùng hạ thảo bạc tỷ chỉ có giá 7 triệu đồng/kg ở VN

Hiện nay, đông trùng hạ thảo khai thác ngoài tự nhiên còn rất ít, giá thành lên đến 1,2 đến 1,6 tỷ đồng/kg. Trong khi đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo, trên thị trường Việt Nam có tới 70 % đông trùng hạ thảo là hàng giả.

 - 1

Năm 2011, sau chuyến công tác tới Trung tâm phòng chống ung thư của Mỹ và tham quan khu nuôi cấy đông trùng hạ thảo, Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ  ấp ủ dự định nghiên cứu sản xuất nấm  đông trùng hạ thảo.

 - 2

TS Nhạ cho biết ông liên tục gặp thất bại, kinh phí nghiên cứu do ông bỏ ra đã lên tới hơn 2 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, ông mới nuôi thành công những hộp nấm đầu tiên.

 - 3

 Nhộng tằm là ký chủ để cấy nấm giống

 - 4

Nhộng tằm được khử trùng hết yếu tố vi sinh bên ngoài rồi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Phòng nuôi cấy tạo điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm như phù hợp như vùng núi mà nấm sinh trưởng.

 - 5

 Sau khi cấy khoảng 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ lạnh, vi khuẩn nấm bắt đồng kết mạng trong ruột nhộng

 - 6

 - 7

 Những mầm nấm bắt đầu trồi lên khỏi thân ký chủ

 - 8

 Phòng thí nghiệm luôn để nhiệt độ từ 20 – 21 độ C

 - 9

Khoảng 60-70 ngày, nấm cao từ 3-4 cm là thời điểm thích hợp để thu hoạch

 - 10

 - 11

 Nấm đông trùng hạ thảo có màu vàng nhạt. Kết quả phân tích mẫu cho thấy, sản phẩm đông trùng hạ thảo này có hàm lượng cao các chất quan trọng là Adenosin đạt 0,32 mg/g và Cordycepin đạt 0,14mg/g. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh ung thư

 - 12

Những cây nấm có phần quả thể to mập, được chọn để lưu giữ giống

 - 13

Theo TS Phạm Văn Nhạ, thành công quan trọng nhất trong nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo là lưu giữ được giống thuần chủng trong thời gian dài.

Theo Tất Định/khampha

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm