Chìm tàu du lịch ở Quảng Ninh

Hậu quả là bốn người mất tích, trong đó có hai du khách nước ngoài. Đến sáng 25-9, lực lượng cứu hộ đã tìm được ba thi thể trong số bốn nạn nhân mất tích, trong đó có hai người nước ngoài. Được biết, tàu du lịch này không được cấp giấy phép nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết khoảng sáng sớm mai (27-9), bão sẽ đi vào phía đông biển Đông. Chiều cùng ngày, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp bão mạnh cấp 8, cấp 9, tức là từ 62 đến 88 km/giờ, giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh.

Tại Nghệ An, ba người bị nước cuốn chết và bảy tàu, thuyền đánh cá bị chìm ngày 25-9 sau mưa giông trên diện rộng. Ở huyện Nghĩa Đàn có hai người chết khi bị nước cuốn trôi là ông Lữ Văn Định (xã Nghĩa Hội) và em Phạm Văn Thương (16 tuổi, xã Nghĩa Minh). Tại huyện Quỳnh Lưu, anh Trần Văn Nguyên (xã Quỳnh Long) đã chết sau vụ chìm tàu vào rạng sáng 25-9. Mưa lớn cũng làm hơn 5.000 ha bắp huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Thanh Chương, Nam Đàn bị ngập và có khả năng mất trắng.

Ở Quảng Bình, đến chiều 25-9 có trên 3.000 ngôi nhà ở huyện Tuyên Hóa bị ngập sâu trong nước do mưa to, nước từ thượng nguồn sông Gianh đổ về mạnh. Tại xã Đức Hóa, ông Trương Văn Hiền băng qua suối đã bị lũ cuốn trôi, thi thể nạn nhân đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy. Ông Lê Nam Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, cho biết huyện đã huy động lực lượng di dời khẩn cấp khoảng 300 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.

H.VÂN - Đ.LAM - P.NHA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm