Chi trả chế độ hỗ trợ cho người Việt có công ở nước ngoài

Nghị định số 102/2018 do Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 5-9-2018, quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài. Ngày 16-12-2018, Bộ Quốc phòng đã ra Thông tư 170 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định trên.

Trao đổi tại hội nghị, Thiếu tướng Trần Hữu Tài, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết: Nghị định 102 hướng đến truyền thống “uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng người có công đang định cư tại nước ngoài; Khẳng định họ là một phần gắn bó mật thiết với Tổ quốc.

Thiếu tướng Trần Hữu Tài phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG.

Đối tượng được hưởng chính sách này gồm có: Người có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng chế độ phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia; Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài; Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài; Dân công hỏa tuyến được Ủy ban hàng chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Theo kết quả khảo sát của 63 tỉnh, thành, của Bộ Ngoại giao, số lượng người Việt Nam có công định cư tại nước ngoài vào khoảng 43.500 người.

Tại hội nghị, Thiếu tướng Hải cũng lưu ý, đặc điểm chung của các đối tượng trên là đang định cư ở nước ngoài nên trình tự xác lập hồ sơ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu triển khai thực thiện. Do đó, các đơn vị quân sự tại địa phương cần xác định rõ trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ cùng ngành Lao động - Thương binh - Xã hội, Hội Cựu Chiến binh, tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương để sớm có chủ chương, biện pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm