127 doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động

Ngoài 127 doanh nghiệp đang hoạt động, hiện có năm doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; ba doanh nghiệp giấy phép hết hạn (Công ty TNHH Xuất khẩu lao động và Chuyên gia-Suleco, Công ty Cổ phần liên kết Con Người, Công ty TNHH TM và DV Hu Man Vina).

Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã ký quỹ 2 tỉ đồng.

Mục đích của việc cho thuê lại lao động nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định. Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc. Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Các trường hợp không được cho thuê lại lao động: Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ ba năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm