Khai hội ‘Vua’ xuống ruộng làm lễ Tịch điền

Tham dự buổi lễ Tịch điền có đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; cùng nhiều vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các lãnh đạo tỉnh UBND tỉnh, ban Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam.  

Theo ghi chép, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), vị vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Đó là lễ Tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày được sử sách ghi nhận lại.  

Lễ hội Tịch điền năm nay sẽ diễn ra từ  ngày 23 đến 25-2 (tức các ngày 5, 6, 7 tháng Giêng) bao gồm phần lễ và phần hội. Ảnh: Rước kiệu vua Lê Đại Hành và kiệu Thành Hoàng, kiệu tổ nghề trống về sân lễ Tịch điền. 

Lễ hội Tịch điền năm nay sẽ diễn ra từ  ngày 23 đến 25-2 (tức các ngày 5, 6, 7 tháng Giêng) bao gồm phần lễ và phần hội. Ảnh: Trống khai hội được cất lên kèm theo đó là màn múa rồng thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về với lễ hội. 

 Đàn tế thần nông với đầy đủ các lễ vật.

 Các “lão nông” chuẩn bị cày chuẩn bị cho nghi thức Tịch điền

Sau khi làm lễ nhập linh khí vua Lê Đại Hành, một lão nông hóa thân thành nhà vua để cày những đường cày đầu tiên.  

Khi “vua” đã cày xong, những lão nông sẽ cho trâu cày tiếp. 

Những hạt ngô lúa được các cô gái đi theo sau gieo lên luống cày mong muốn cho mùa màng bội thu.

Lễ Tịch điền thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tới dự.

PHI HÙNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm