Hạnh Thông Tây - nhà thờ cổ 'độc nhất vô nhị'

Chính việc không thiết kế theo phong cách Gothic và Roman khá phổ biến như nhiều nhà thờ khác đã khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây trở thành nhà thờ có phong cách kiến trúc cực kỳ hiếm và độc đáo tại Sài Gòn cũng như ở Việt Nam.

Mặt chính diện của nhà thờ Hạnh Thông Tây. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nhà thờ có chiều dài 40 m, rộng 14 m, cao 16 m, vòm 20 m, tháp chuông 30 m (năm 1952 giảm xuống còn 19,5 m vì lý do an ninh hàng không).

Trên nóc vòm nhà thờ được trang trí tranh khảm theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Chúa Giêsu chết trên thập giá, một số hình ảnh các vị thánh khác như: Chúa Giêsu bế Chúa Giêsu Hài Đồng, 11 thánh nữ là Thánh Anna, Maria Mađalêna...

Đặc biệt, bên trong nhà thờ còn có mộ tượng của vợ chồng ông Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối xứng hai bên hông nhà thờ, gần cung thánh, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc Pháp nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ này (tương tự như mộ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ) toàn thể đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương.

Mộ của ông Lê Phát An thì có cái tượng bằng cẩm thạch của vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông, còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.

Một số hình ảnh kiến trúc nhà thờ Hạnh Thông Tây:

Phía trên cửa trước nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng Thánh Denis - là thánh quan thầy của ông Denis Lê Phát An. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phong cách Byzantine với lối kiến trúc có thiết kế mái hình vòm và dùng nhiều ô cửa kính để lấy ánh sáng từ mái vòm. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phong cách Byzantine với lối kiến trúc có thiết kế mái hình vòm và dùng nhiều ô cửa kính để lấy ánh sáng từ mái vòm. Ảnh: HOÀNG GIANG

Hai chái đối xứng của nhà thà thờ, bên trong là mộ vợ chồng ông Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương). Ảnh: HOÀNG GIANG

Những ô cửa sổ lấy ánh sáng vào bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tháp chuông nhà thờ cao 30 m (năm 1952 giảm xuống còn 19,5 m vì lý do an ninh hàng không). Ảnh: HOÀNG GIANG

Khu vực thánh đường chính của nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ba bàn thờ trên cung thánh đều được điêu khắc tỉ mỉ từ loại đá cẩm thạch vàng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Toàn bộ mảng tường được trang trí bằng tranh ghép đá Mosaic, trong đó nổi bật là bức tranh ghép trên mái vòm thể hiện Chúa Giêsu đang hấp hối. Ảnh: HOÀNG GIANG

Kiến trúc mái vòm bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bao quanh mái vòm nhà thờ là những bức tranh ghép đá Mosaic. Ảnh: HOÀNG GIANG

Một mảng bức tranh ghép đá Mosaic bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Một số vị thánh được ghép đá Mosaic bên trong mái vòm nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Hình ảnh một số vị thánh được ghép đá Mosaic bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tượng bà Trần Thị Thơ (Vợ ông Lê Phát An) mặc áo dài, tóc búi phía sau, đeo dây chuyền cẩm thạch, hai tay cầm hai cành huệ ôm choàng lên ngôi mộ chồng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Người chồng - ông Lê Phát An quỳ trước mộ vợ trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tranh ghép đá Mosaic trên mái vòm nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nhà thờ xây theo phong cách kiến trúc Byzantine mô phỏng Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tháp chuông nhà thờ phía dưới được ghép bằng đá tảng trông rất vững chãi, phía trên cao vút lên với tháp nhọn và đặt ba quả chuông tạo thành hợp âm được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccard của Pháp đúc vào năm 1925. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nếu nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ hao hao một cây thánh giá do có hai chái nhô ra, bên ngoài thiết kế thanh tú, giản dị nhưng bên trong rất cầu kỳ do thiết kế bằng đá và gỗ quý. Ảnh: HOÀNG GIANG

15 chặng đàng thánh giá được đặt quanh khuôn viên nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bức tượng điêu khắc các thánh tử đạo Việt Nam trong khuôn viên nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm