Vượt qua trình độ sản phẩm, gốm Chăm vươn tới tầm tác phẩm

Những viên gạch nối khít nhau không cần mạch vữa của các tháp Chăm còn lại hiện nay trên dải đất miền Trung vẫn là một bí ẩn và kỹ nghệ cao siêu ấy đã thất truyền. Riêng một kỹ thuật được nâng lên thành nghệ thuật cũng liên quan đến đất nung, nghệ thuật gốm gia dụng và gốm trang trí của dân tộc Chăm thì vẫn tồn tại và phát triển.

Cùng với nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp, nghề gốm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) là hai trong số nhiều nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay của người Chăm được nhiều người dân trong nước, bạn bè thế giới biết đến và yêu chuộng.

Hình trang trí trên thân gốm cũng tạo bằng tay, bằng những vật khá đơn giản như que, răng lược, vỏ sò…

Gốm Bàu Trúc nổi tiếng độc đáo vì người thợ không tạo tác trên bàn xoay mà trên bàn kê và đi giật lùi xung quanh bàn kê. Hình trang trí trên thân gốm cũng tạo bằng tay, bằng những vật khá đơn giản như que, răng lược, vỏ sò…

Gốm Chăm độc đáo nữa là không nung trong lò mà nung lộ thiên bằng củi, rơm, trấu và phân trâu, phân bò khô nên độ chín của đất sét không đều nhau tạo ra những mảng màu khác nhau trên sản phẩm rất kỳ thú. Đôi khi trên mặt tượng còn dính vài vảy trấu thật lạ mắt và thú vị.

Hiện gốm Chăm đã được người thợ dùng kỹ thuật chống thấm, nhất là với bình, vò… nên giữ được màu sắc và chất lượng khá tốt.

Gốm Chăm tạo từ đất sét trộn với cát mịn với một tỉ lệ bí quyết tùy theo kích thước sản phẩm. Đất sét mịn làm gốm được lấy từ ngoài đồng, gần sông Quao. Gốm Chăm không dùng men. Sau khi nung xong, khi sản phẩm còn nóng, nghệ nhân còn dùng màu tự nhiên từ vỏ cây săng ổi, trái thị, vỏ hạt điều… vẩy lên gốm tạo nên những màu sắc độc đáo. Hiện nay, gốm Chăm đã được người thợ dùng kỹ thuật chống thấm, nhất là với bình, vò… nên giữ được màu sắc và chất lượng khá tốt.

Bộ tượng Tứ không có nguồn gốc từ gốm sứ Nhật Bản với nhiều màu sắc khác nhau nhưng qua tay người thợ gốm Chăm, tượng đã thâm trầm hẳn. 

Gốm Chăm làm hoàn toàn thủ công nên dù là sản phẩm gia dụng hay sản phẩm trang trí vẫn không thể tìm ra hai sản phẩm giống nhau hoàn toàn. Có thể nói chúng đã vượt qua trình độ sản phẩm mà vươn tới tầm tác phẩm.   

Với công nghệ hiện đại sản xuất đồ gia dụng phát triển như hiện nay, gốm Chăm phải tìm con đường đi khác với truyền thống. Không thể dừng lại ở việc làm lò, nồi, ấm… mà phải chuyển sang làm đồ gốm trang trí. Những sản phẩm tháp Chăm, bình hoa, chậu hoa, tượng (các vị thần, các linh vật của người Chăm, tượng Phật…) bằng gốm hiện diện trong các khu du lịch, sân vườn, góc phòng, hành lang, đường đi đã tạo cảm giác ấm áp, thâm trầm, dường như đã làm cho con người biết sống chậm lại và chiêm nghiệm hơn.

 

Gốm Chăm hấp dẫn người mê gốm, sành gốm bởi sự tự nhiên, thô ráp mà sâu thẳm.

Mỗi dòng gốm có sự độc đáo riêng. Riêng gốm Chăm hấp dẫn người mê gốm, sành gốm bởi sự tự nhiên, thô ráp mà sâu thẳm, sâu lắng như chính dân tộc Chăm vậy. Đây là một trong những thành tựu văn hóa vật thể lâu đời tiêu biểu của cư dân lúa nước vùng Đông Nam Á còn tồn tại cho đến nay.

Từ chuyện Khaisilk, nhớ về gốm cổ Bàu Trúc
Từ chuyện Khaisilk, nhớ về gốm cổ Bàu Trúc
(PLO)- Ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) có hai làng người Chăm Palay Hamuk (làng gốm cổ Bàu Trúc) và Palay Chakling (làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp) hồi sinh nhờ làm gốm, dệt thổ cẩm. Một trong những lý do khiến họ thành công là vì họ không làm như Khaisilk...
Mắm nêm, hương vị mặn mòi xứ biển miền Trung
Mắm nêm, hương vị mặn mòi xứ biển miền Trung
(PLO)- Mắm nêm là món chấm, dùng để chấm các loại rau, rau luộc hay rau sống, để chấm các loại bánh làm từ gạo, để ăn các món cuốn với bánh tráng, hoặc đơn giản chỉ là để chan với cơm, ăn như một thức đưa cơm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm