Tìm thấy bản nhạc cổ 1.100 năm tuổi

Bản nhạc phức điệu lâu đời nhất từng được tìm thấy này đã được viết cách đây hơn 1.100 năm. Bản nhạc vừa được phát hiện trong Thư viện Quốc gia Anh. Ngay sau phát hiện tình cờ này, các nhà khoa học đã làm việc khẩn trương để đưa ra những nhận định đầu tiên về bản nhạc quý giá.

Bản nhạc có lẽ đã được viết ra để tôn vinh thánh Boniface, một vị thánh bảo trợ cho nước Đức, người nhạc sĩ viết nên bản nhạc này đã ghi lại những nốt nhạc đầu tiên vào khoảng năm 900.

Bản nhạc cổ được anh Giovanni Varelli - một nghiên cứu sinh tiến sĩ của trường St. John thuộc Đại học Cambridge - tìm thấy. Trong lúc anh Varelli đang tìm tài liệu trong thư viện nhà trường, anh đã tình cờ tìm thấy bản nhạc cổ này. Theo con mắt của nhà nghiên cứu, anh biết ngay đó không phải một bản nhạc “bình thường”.

Bản nhạc cổ xưa nhất thế giới được tìm thấy sau 1.100 năm

Người ta chỉ có thể ước đoán rằng bản nhạc được viết ra vào khoảng năm 900 và không có mấy khả năng tìm được danh tính tác giả.

Bản thánh ca được viết bằng một dạng thức sơ khai trước khi người ta sáng tạo ra khuông nhạc. Bản nhạc nằm ở cuối cuốn bản thảo viết tay kể về cuộc đời của giám mục Maternianus xứ Reims (Pháp).

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Varelli có chuyên môn về lịch sử âm nhạc, ngay khi nhìn thấy bản nhạc cổ này, anh đã nhận ra nó bao gồm sự hòa giọng của hai người, giọng này bổ sung cho giọng kia.

Những bản phức điệu (tổ hợp nhiều giai điệu khác nhau để hình thành nên một bản nhạc) là một đặc trưng của âm nhạc Châu Âu cho tới tận thế kỷ 20, từng rất phổ biến ở cuối thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng. Trước đây, người ta đã tìm thấy một bản nhạc phức điệu tương tự, nhưng bản này được viết vào khoảng năm 1000.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm