Tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ' thương nhớ thời bao cấp

Đây được coi như một món quà ôn cố tri tân cho độc giả nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Cuốn sách tập hợp những câu cửa miệng, cùng tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè cho tới những biển hiệu bán hàng, những khúc đồng dao... từng quen thuộc trong thời bao cấp.

http://plo.vn/suc-khoe/bac-si-viet-tai-tao-van-tim-bang-mang-tim-tu-than-754141.html

Một trang trong cuốn sách.

Thương nhớ thời bao cấp thực sự là một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại  một thời kỳ không thể quên trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 20. Một xã hội mà tư duy phân phối bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống với những đặc trưng không thể trộn lẫn.

Thế nhưng dẫu hiển hiện trong những sáng tác dân gian ấy là một xã hội còn vô cùng khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn về những thứ nhu yếu phẩm không thể căn bản hơn nữa của cuộc sống thường nhật: cái khăn mặt, túi cá khô, cái quần đùi hoa, cuốn sổ gạo, cục gạch xếp hàng... ta vẫn thấy vượt hẳn lên trên là cái nhìn quan sát sâu sắc, điềm tĩnh đến kinh ngạc, cùng thái độ phản biện hài hước và đôi khi còn vui tươi đến lạ kỳ.

Ngoài các hình vẽ ngộ nghĩnh, cuốn sách còn đưa lại những câu nói quen thuộc thời bao cấp.

Đánh giá về cuốn sách, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, bày tỏ: "Tôi tin rằng cả những người đã trải qua thời bao cấp lẫn các bạn sinh sau Đổi mới đọc những sáng tác này không chỉ để giải trí, để cười, mà còn để ôn cố tri tân, ôn cũ hiểu mới. Bởi vì thời bao cấp tuy đã lùi xa từ hơn 30 năm trước nhưng nhiều hiện tượng mà các sáng tác dân gian trong tập sách này ghi lại vẫn còn thò bộ rễ thâm căn cố đế của nó sang làm phiền chúng ta trong cuộc sống hiện tại...".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm