Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng

Phủ Tây Hồ ngày mùng 2 Tết Âm lịch trở nên hỗn loạn vì lượng người đổ về quá đông dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy. Dòng người cứ nườm nượp kéo về khiến cả quãng đường dài ngay từ đầu đường Xuân Diệu, Đặng Thai Mai đến con đường ven hồ đi vào Phủ luôn kẹt cứng xe cộ.

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 1

Dòng người nườm nượp đổ về Phủ Tây Hồ trong những ngày Tết

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 2

 Cửa Phủ đông nghẹt người ra vào

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 3

Khu vực xung quanh điện thờ luôn chật cứng người

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 4

Không vào được gian điện thờ, nhiều người chấp nhận vái vọng từ ngoài cửa

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 5

50.000 – 100.000 đồng/cành vàng lá ngọc mỏng như thế này nhưng vẫn bán chạy
vèo vèo

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 6

Dịch vụ viết sớ chữ Nho cũng hút khách

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 7

 Các hàng ăn quanh đường ra vào Phủ Tây Hồ tha hồ “chém” khách và “hốt bạc”

Phủ Tây Hồ quá tải, người dân đứng từ xa khấn… vọng ảnh 8

 Bãi gửi xe rộng thênh thang bỗng trở nên bé nhỏ vì lượng khách quá đông

Vượt qua được những chướng ngại vật về đường sá, những khách thập phương đi lễ chùa cầu may mới chính thức bước vào tâm điểm của những nỗi gian truân, nhọc nhằn.

Do lượng người đổ về quá đông nên khu vực xung quanh các gian điện thờ chính luôn chật ních người đang đứng chen chúc và san sát nhau. Những người kém may mắn hơn chỉ biết cố gắng dâng lễ thật cao lên quá đầu mình từ ngoài cửa và lẩm nhẩm khấn…vọng. Cảnh tượng bên trong luôn hỗn loạn và huyên náo. Mọi người thi nhau chen lấn, luồn lách đến gần các pho tượng, các thần, các thánh để dâng lễ hoặc đặt tiền công đức.

Anh Phạm Trọng Hoàn (trú tại ngõ 105 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong ít những người may mắn được tiếp cận đến gần khu vực điện thờ nhất. Sau khi trở ra, anh Hoàn thở phào nhẹ nhõm và khoe: “Tết năm nào cũng đi phủ, tôi quen những cảnh chen lấn rồi. Cứ phải cố gắng chen vào mà đến sát các thánh mà khấn thì mới linh”. Không chỉ vậy, anh Hoàn còn tiết lộ, sau lưng anh có rất nhiều những người cố với tay để nhờ anh… thả tiền công đức hộ vì họ không thể chen vào được.

Trái ngược với anh Hoàn, cô Ngô Thị Phương Dung (50 tuổi, ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) là một trong nhiều người chấp nhận đứng từ cửa phủ vái vọng. “Đông quá không thể chen vào nên tôi đành đứng từ cửa mà khấn bái xin lộc. Khổ cái là mỗi khi khấn xong ngước mắt lên thấy toàn lưng và đầu của người ta mà chẳng được nhìn thấy mặt các tượng thần, thánh gì cả”, cô Dung than thở.

Trong khi đó, dọc đường vào gần phủ, hàng quán mọc lên san sát và tha hồ “hốt bạc” những ngày đầu năm. Hàng loạt những hàng quán, dịch vụ được dịp ăn theo thu tiền và không ngừng “chặt chém”. Những cành vàng lá ngọc cách điệu được “hét” với giá từ 50.000 – 100.000 đồng/cành mà vẫn bán chạy vèo vèo. Quầy dịch vụ viết sớ chữ Nho cũng luôn đông nghịt người ra vào. Bãi đỗ xe bình thường rộng thênh thang nhưng trong những ngày mùng Tết bỗng dưng trở nên bé nhỏ. Dù giá gửi xe tới 10.000 đồng/xe máy nhưng cung vẫn không đủ cầu.

Theo Thanh Thanh Lan (LĐO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm