Ngắm Sài Gòn xưa và nay sau 320 năm

Triển lãm “320 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2018) khát vọng vươn cao” với nội dung điểm xuyến hành trình từ thời cha ông từ miền ngoài đi khai hoang mở cõi vùng đất phương Nam.

Đến năm 1698, Thống suất Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn giao quyền xây dựng bộ máy phong kiến, chính thức khẳng định chủ quyền, tạo dựng nên mảnh đất Sài Gòn về sau trở thành trung tâm thương mại văn hóa của cả đất phương Nam. 

Sự kiện được tổ chức nhân Kỷ niệm 320 năm thành lập Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM (1698-2018). 

Triển lãm diễn ra từ ngày 28-12-2018 đến 8-1-2019 tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi (khu vực trước Sở VHTT, đối diện Công viên Chi Lăng). 

Mời bạn đọc cùng PLO nhìn lại hình ảnh Sài Gòn-TP.HCM sau 320 năm hình thành và phát triển.

Tượng thờ Tống suất Lễ Thành Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), được triều Nguyễn cử vào Nam kinh lược “Lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh phiên Trấn”.

Khoa thi Hương đầu tiên ở Sài Gòn năm 1796 tại Trường Thi (Nhà văn hóa Thanh niên Ngày nay).

Thầy và trò trong lớp học chữ Nôm xưa.

Hình ảnh người phụ nữa Sài Gòn xưa.

Buổi lễ cúng Thần Hoàng của trấn Gia Định năm 1920.

Lớp học động cơ nhiệt của Trường Bá Nghệ nay là Trường Kỹ thuật Cao Thắng 

Chợ Bến Thành năm 1914.

Một tuồng hát ở Sài Gòn năm 1930.

Hình ảnh người dân Gia Định khởi nghĩa chống thực dân Pháp và pháp xít Nhật năm 1940.

Thương cảng Cát Lái nhộn nhịp.

Toàn cảnh thành phố nhìn từ trên cao.

Cầu vượt ngã 6 Gò vấp chống ùn tắc giao thông.

Chợ đầu mối Bình Điền vào xuân.

Nuôi hàu ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm