Lễ vật 'Hóa vàng' mùng 3 Tết

Lễ vật giống như lễ cúng gia tiên: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống.

Lễ hóa vàng (đốt giấy tờ) sau khi đã cúng tiễn ông bà xong - Ảnh NT  

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Có gia đình cúng ngày mồng ba, có khi mồng bốn. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bào nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hoá riêng. 

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỉ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đầy đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết".

Lễ vật cúng Tất niên
Lễ vật cúng Tất niên
(PLO)- Lễ cúng tất niên thường diễn ra vào tháng Chạp âm lịch, thường từ mùng 2, có gia đình cúng tất niên vào ngày 30 Tết.
Lễ vật cúng Giao thừa
Lễ vật cúng Giao thừa
(PLO)- Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, một lễ rất quan trọng đón năm mới. Ông bà ta quan niệm “Đói quanh năm, no ba ngày tết” cũng có ý nghĩa thiêng liêng ấy. Lễ vật thường là mâm chay.

Một số hình ảnh lễ hóa vàng:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm