Lần thứ 3 Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak 2019

Theo Hòa thượng Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo, Tổng thư ký Vesak 2019, có 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, trong đó có nhiều vị tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu... cùng hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước.

Tham dự Vesak lần này còn có Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc...

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 - 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào đón các đại biểu tham dự Đại lễ Phật đản. Ảnh: DÂN TRÍ

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao thông điệp từ Đại lễ Phật giáo Liên Hợp Quốc – Vesak 2019. Thủ tướng nhấn mạnh: “Đây là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo và là chất liệu để góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, đem đến hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững, vì lợi ích tốt đẹp của nhân loại”.

Nghi lễ Tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. Ảnh: Mai Uyên. 

Nghi lễ tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. Ảnh: VNE

Rước 400 xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Nghi lễ tắm Phật tại Vesak 2019 ở Việt Nam. Ảnh: VNN

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Tổng thư ký Vesak 2019, sự kiện năm nay được tổ chức quy mô hơn những năm trước với nhiều quốc gia tham dự nhất, nhiều tham luận nhất.

Lãnh đạo giáo hội Phật giáo Việt Nam kỳ vọng Vesak 2019 sẽ "tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hòa bình, an lạc và hữu nghị". Sự kiện còn thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế và "thể hiện sự gánh vác, vai trò của Việt Nam với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc".

Đại lễ Vesak 2019 do Giáo hội Phật giáo chủ trì, được Chính phủ bảo trợ.

Đại Lễ Vesak (lễ Tam hợp: kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, thành đạo, niết bàn) được Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận năm 1999.

Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15-4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tùy theo quan niệm.

Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... tổ chức lễ Phật đản vào 8-4 âm lịch. Các nước theo Phật giáo Nam Tông tổ chức vào 15-4 âm lịch hoặc 15-5 dương lịch. Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước theo Phật giáo nguyên thủy, lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (tháng 4 hoặc tháng 5).

Năm 1950, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là 15-4 âm lịch. 

Ngày 15-12-1999, tại hội nghị lần thứ 54, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận và thừa nhận lễ kỷ niệm ngày Vesak vào 15-4 âm lịch. Nghị quyết hội nghị viết, ngày trăng tròn tháng tư (15-4) là ngày thiêng liêng nhất của phật tử bởi "Lời dạy của Đức Phật và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của ngài đã chuyển hóa hàng triệu người".

Năm 2000, lần đầu tiên ngày Đại lễ Vesak được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ với 34 quốc gia tham dự. Từ đó, sự kiện được luân phiên tổ chức thường niên ở nhiều nước.  

Việt Nam đã hai lần đăng cai Vesak năm 2008 và 2014 và năm 2019 là lần thứ ba.  

Một số hình ảnh tại Đại Lễ Phật đản (Vesak) 2019:

Lần thứ 3 Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak 2019 ảnh 4

Đại lễ Phật đản 2019 lần thứ 3 tại Việt Nam diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: VNE

Rước 400 xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Rước 400 xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại lễ Phật đản Phật giáo Bắc truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương. Ngày xưa nghi thức này được gọi là “Hành Tượng” có nghĩa là dùng xe được trang sức bằng châu báu, chở tượng Phật đi khắp phố phường nhân lễ Phật đản. Ảnh VNN.

Rước 400 xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Từ năm 1999, lễ Phật Đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ảnh: VNN

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 - 9

Đại lễ Phật đản 2019 lần thứ 3 tại Việt Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.  Ảnh: DÂN TRÍ

Pháo hoa rực rỡ tại chùa Tam Chúc

Dàn pháo hoa gồm 300 quả, 16 chủng loại, tầm thấp, bắn trong 15 phút tại bờ hồ chùa Tam Chúc. Ảnh: VNE

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 - 15

Chương trình Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak 2019) sẽ diễn ra từ 12-5 đến 14-5 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: DÂN TRÍ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm