Khi ca sĩ Mỹ Tâm bị tố vi phạm bản quyền

Ca khúc này thuộc loại hit rất đình đám, được hàng triệu lượt like chỉ trong một thời gian ngắn phát trên YouTube. Ông Hùng rất bức xúc khi ca khúc hit này Mỹ Tâm chỉ ghi ngắn gọn “Nhạc ngoại - lời Việt” như cô vẫn làm từ trước nay. Chỉ sau khi nhạc sĩ lên tiếng thì Mỹ Tâm mới ghi tên tác giả lời Việt vào, có nghĩa là đã công nhận tác giả. Nhưng cô ca sĩ nổi tiếng này phớt lờ, không có một lời xin lỗi vị nhạc sĩ già đáng tuổi cha chú.

Giọt nước làm tràn ly khi trả lời một báo mạng, Mỹ Tâm nói do một lần cô “hát chơi”, thấy khán giả thích quá nên cô đã thực hiện MV. Và nhân dịp xuân về, cô đã “ngẫu hứng” hát mừng xuân trên tivi. Vị nhạc sĩ già bức xúc, cô ta đem công trình tim óc của người khác hát “chơi” và hát “ngẫu hứng” nhưng khi dàn dựng thành MV hoành tráng tải lên YouTube thu bộn tiền thì đâu còn là “chơi” nữa! Mỹ Tâm đổ thừa do êkíp thực hiện để đối phó. Nhạc sĩ bảo Mỹ Tâm là ca sĩ kỳ cựu chứ đâu phải ca sĩ trẻ mới hát mà không biết. Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng nói: “Rõ ràng đây là thái độ không trung thực và thiếu văn hóa, vẫn khôn mà không ngoan chút nào”. Ông nhắc tới chuyện hơn 10 năm trước, Mỹ Tâm hát ca khúcBúp bê không tình yêucũng do ông viết lời Việt nhưng không hỏi ông một tiếng. Ban đầu cô cũng đề “Nhạc ngoại - lời Việt” rồi sau đó lại ghi lời Việt của Lê Quang. Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng yêu cầu Mỹ Tâm rút bài hát ra khỏi các sản phẩm âm nhạc của cô và từ nay không được biểu diễn ca khúc này.

Làm người ai cũng có lúc sai sót. Mà sai sót thì xin lỗi, rút kinh nghiệm để khắc phục. Nhất là những người của công chúng như ca sĩ, diễn viên - những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - lại càng cần có thái độ đúng đắn, có văn hóa. Nhưng thật ngạc nhiên với thái độ kênh kiệu kiểu bệnh ngôi sao của cô ca sĩ này. Mỹ Tâm chỉ rút ca khúcAnh thì không ra khỏi MV và viết trên Facebook: “… Do chưa tìm hiểu kỹ để đóng tác quyền cho tác giả viết lời Việt Anh thì không nên tạm thời MTE sẽ khóa bài hát này trên YouTube để tôn trọng bản quyền các bạn nhé. Rất xin lỗi khán giả về sự bất tiện này”. Tại sao là bất tiện trong khi cô không những coi thường nhạc sĩ - tác giả lời bài hát mà còn làm buồn lòng những người hâm mộ giọng hát cô?

Một số người cho rằng Vũ Xuân Hùng cũng vi phạm bản quyền khi viết lời Việt cho các bản nhạc ngoại mà không ký kết hợp đồng hay có phép của tác giả ngoại. Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa hầu như chưa ký bất kỳ công ước quốc tế bảo vệ bản quyền nào trong khi các ca khúc lời Việt ông Hùng viết từ ngày ấy. Mà luật thì bất hồi tố nên ông Hùng không vi phạm quyền tác giả. Còn theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, đối với các ca khúc nhạc nước ngoài khi viết lời Việt thì phần lời Việt được coi là “tác phẩm phái sinh” nên ông Hùng có quyền tác giả phần lời. (Giống như những ca khúc phổ thơ, tác giả phần lời thơ trong ca khúc được hưởng 30% tác quyền).

Vũ Xuân Hùng vốn là thầy giáo dạy ngoại ngữ tại một số trường ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông được biết đến là nhạc sĩ chuyên viết lời Việt, tạo sức sống mới cho nhiều ca khúc nhạc ngoại, đa số là nhạc Pháp nhưChuyện phim buồn, Búp bê không tình yêu, Em đẹp như mơ, Chiều nghe biển hát, Lãng du, Anh thì không… Ông sống và viết cùng thời với các nhạc sĩ trong phong trào nhạc trẻ những năm cuối 1960, đầu 1970: Trường Kỳ, Tùng Giang, Lê Hựu Hà, Đức Huy… Từ 20 năm nay, Vũ Xuân Hùng đi về giữa Mỹ và Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm