Toàn cảnh chặng cuối cuộc đua vào Nhà Trắng

Đã có gần 25 ứng viên tham gia vào “cuộc đua đặc biệt” nhất nước Mỹ - cuộc đua vào Nhà Trắng. “Ông chủ Nhà Trắng” luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt bởi đó là nhân vật lèo lái cường quốc số một thế giới giải quyết các vấn đề nội tại lẫn quan hệ quốc tế vốn ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia và hàng tỉ con người. Năm 2016 chứng kiến cuộc đua vào Nhà Trắng bước vào giai đoạn quyết liệt nhất; các ứng viên sẽ tung ra tất cả “chiêu bài” của mình ở những nước cờ cuối cùng nhằm hạ tầm đối thủ, nâng tầm cá nhân.

Từ ông Bush thứ ba đến tỉ phú Donald Trump chen chúc

Cho đến thời điểm hiện tại, đảng Cộng hòa còn 11 ứng viên đang tiến hành tranh cử để làm đại diện cho “những chú voi” (biệt danh đảng Cộng hòa) trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Với việc cựu Thống đốc bang New York - George Pataki rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng, các ứng viên tranh cử đảng Cộng hòa đã “có một khoảng trống để thở” hơn một chút nhưng không khí vẫn rất ngột ngạt.

Trong những ứng viên của đảng Cộng hòa, phải nhắc đến Jeb Bush, người từng phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc bang Florida giai đoạn 1999-2007. Sau khi quyết định không tranh cử tổng thống trong cả hai năm là 2008 và 2012, ông Bush tuyên bố tham gia tranh cử vào ngày 15-6-2015 cho chiếc ghế tổng thống Mỹ. Hiện vị này đứng đầu danh sách được các quan chức hàng đầu đảng Cộng hòa ủng hộ (8,8%). Quan trọng hơn, Jeb Bush cũng là người vận động được số tiền tranh cử lớn nhất trong tất cả ứng viên của hai đảng, lên đến 133,3 triệu USD từ cử tri và các nhóm ủng hộ khác. Tuy vậy, chỉ số dự báo Prediction Markets lại cho thấy Jeb Bush chỉ có 10% khả năng trở thành đại diện của “những chú voi”. Nếu trở thành tổng thống Mỹ, Jeb Bush sẽ là “tổng thống Mỹ thứ ba của gia tộc Bush” vì ông là con trai của cựu Tổng thống George HW Bush và cũng là em trai của cựu Tổng thống George W. Bush.

Ứng cử viên đứng đầu chỉ số dự báo Prediction Markets phía đảng Cộng hòa là Marco Rubio với 34% người tin rằng ông sẽ trở thành đại diện của đảng Cộng hòa. Rubio là người Mỹ gốc Cuba đầu tiên được bầu vào Thượng viện bang Florida hồi năm 2010. Ông là thành viên thứ ba của đảng Cộng hòa tuyên bố tranh cử tổng thống (4-2015). Trên bảng khảo sát sự ủng hộ của những quan chức đứng đầu đảng Cộng hòa, Rubio xếp thứ hai (sau Jeb Bush) với 5,7%. Cho tới hiện tại vị này đã vận động được 48,6 triệu USD tiền tranh cử, chỉ xếp sau Jeb Bush và Ted Cruz trong đảng Cộng hòa.

Jeb Bush (trái) của đảng Cộng hòa và Hillary Clinton của đảng Dân chủ là hai cái tên rất được chú ý trên đường đua vào Nhà Trắng năm 2016. Ảnh: WHO-HD

Ứng viên Ted Cruz chính là người tiêu biểu thứ ba của “những chú voi” khi trên bảng xếp hạng chỉ số dự báo Prediction Markets, vị này xếp thứ hai (sau Rubio) với 25% người được khảo sát tin rằng ông sẽ trở thành đại diện chính thức của đảng Cộng hòa. Cruz được bầu vào Thượng viện Mỹ vào năm 2012. Ngày 23-3-2015, ông trở thành ứng viên đầu tiên của đảng Cộng hòa tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Hiện có 3% quan chức đảng Cộng hòa tín nhiệm Cruz và 30,2% người theo Cộng hòa tại Iowa tín nhiệm Cruz. Vị ứng viên này cũng nổi bật vì số tiền vận động lên mức 64,9 triệu USD, xếp thứ hai trong đảng Cộng hòa (sau Jeb Bush) và xếp thứ ba trong các ứng viên lưỡng đảng (sau Jeb Bush và Hillary Clinton).

Ngoài ra, đảng Cộng hòa còn rất nhiều ứng viên khác gồm: 4. Ben Carson: Vị bác sĩ nổi tiếng và có uy tín gần đây đã “đi lạc” vào đấu trường chính trị. Các bình luận về chính trị của ông tại sự kiện National Prayer Breakfast hồi năm 2013 khiến ông trở thành một “đứa con yêu” của phương tiện truyền thông bảo thủ; 5.  Chris Christie: Thống đốc bang New Jersey vào năm 2009, tái đắc cử trong năm 2013; 6. Carly Fiorina: Fiorina chạy đua vào Thượng viện bang California vào năm 2010 nhưng thất bại trước khi tuyên bố tranh cử tổng thống; 7. Mike Huckabee: Huckabee trở thành thống đốc bang Arkansas vào năm 1996, khi thống đốc Jim Guy Tucker bị kết án vì tội gian lận và âm mưu liên bang. Huckabee được bầu làm thống đốc vào năm 1998 và một lần khác vào năm 2002. Huckabee tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 5-2015; 8. John Kasich: Sau chín năm làm việc trong khu vực tư nhân, Kasich tham gia tranh cử thống đốc bang Ohio vào năm 2010 khi ông đánh bại thống đốc đảng Dân chủ Ted Strickland. Ông tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 7-2015; 9. Rand Paul: Paul đã đạt được sự chú ý của nước Mỹ khi trở thành thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi đến từ Kentucky sau cuộc chiến cam go trong đảng Cộng hòa. Paul tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng hồi tháng 4-2015; 10. Rick Santorum: Santorum phục vụ hai nhiệm kỳ tại Thượng viện Mỹ nhưng thua trong cuộc bầu cử hồi năm 2006. Ông từng tranh cử tổng thống vào năm 2012.

Và người cuối cùng là Donald Trump: Trump - ông trùm bất động sản, từng thảo luận về việc tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2000, 2008 và 2012 nhưng chưa bao giờ tham gia. Tuy nhiên, Trump đã công bố chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 hồi tháng 6-2015.

Hillary Clinton: Sáng giá nhất đảng Dân chủ

Trong khi đảng Cộng hòa “ngột ngạt” với 11 ứng viên thì đảng Dân chủ có số lượng ứng viên ít hơn, chỉ với ba người. Các bảng khảo sát của Mỹ về độ thuyết phục của các ứng viên Dân chủ cũng có sự thống nhất tương đối hơn so với những gì đang diễn ra ở đảng Cộng hòa. Cái tên được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cũng là cựu đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Vị này từng tham gia tranh cử tổng thống hồi năm 2008 nhưng thất bại trước đương kim Tổng thống Barack Obama.

Bà Clinton tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 4-2015 và hiện đang dẫn đầu tất cả bảng dự báo đại diện phe Dân chủ, ngoại trừ chỉ số bầu cử sơ bộ tại New Hampshire (bà Clinton xếp thứ hai với 43,6% cử tri Dân chủ ủng hộ, sau Bernie Sanders với 47,8%). Hiện chỉ số dự báo Prediction Markets của bà Clinton lên đến 92%, bỏ xa người thứ hai là Bernie Sanders (7%). Có đến 192 quan chức làm trong chính phủ và thành viên Quốc hội - những người có uy tín, khả năng dự báo kết quả bầu cử tốt và tầm ảnh hưởng chính trị lớn - ủng hộ bà Clinton, chiếm 76,5% trong bảng chỉ số National Endorsements. Chỉ số tín nhiệm tại Iowa đối với bà Clinton cũng cao nhất đảng Dân chủ với 50,4%. Vị này cũng vận động được số tiền nhiều nhất so với các ứng viên đảng Dân chủ (97,7 triệu USD), chỉ đứng sau ứng viên Jeb Bush của đảng Cộng hòa.

Nhân vật thứ hai được chú ý tại đảng Dân chủ là Bernie Sanders. Sau khi trải qua 16 năm trong Hạ viện, Sanders đã thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện Mỹ vào năm 2006. Tuy nhiên, so với bà Clinton thì các chỉ số dự báo đối với Bernie Sanders kém lạc quan hơn với chỉ 7% (theo chỉ số Prediction Markets); 1,2% (theo chỉ số National Endorsements); 37,2% (theo chỉ số tín nhiệm tại Iowa) và số tiền vận động chỉ ở mức 41,5 triệu USD, chưa bằng 50% số tiền vận động của bà Clinton. Xếp sau bà Clinton và Bernie Sanders là Martin O’Malley, cũng là ứng viên cuối cùng trong đảng Dân chủ. O’Malley được bầu làm thị trưởng TP Baltimore và phục vụ cho đến năm 2006 khi chiến thắng trong cuộc bầu cử thống đốc (lần thứ 61) bang Maryland. O’Malley tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng 5-2015. Ngoài chỉ số tín nhiệm tại Iowa chiếm 6,4%, các chỉ số còn lại của O’Malley đều dưới 5%. Số tiền vận động tranh cử của vị này cũng khá khiêm tốn với 3,6 triệu USD, xếp hạng 12 trong 14 ứng viên vào ghế tổng thống.

Những tay đua bỏ cuộc sớm

Cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đều liên tục chứng kiến những ứng viên “không đủ sức” chạy đường dài trong cuộc đua khắc nghiệt nhất nước Mỹ, nếu không muốn nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Hiện đã có đến sáu ứng viên đảng Cộng hòa bỏ cuộc bao gồm: Lindsey Graham, Bobby Jindal, George Pataki, Rick PerryScott Walker. Cái tên thứ sáu là Jim Gilmore, cũng là trường hợp đặc biệt: Gilmore đã được bầu làm thống đốc vào năm 1997 và phục vụ cho đến năm 2002. Vào tháng 7-2015, ông tuyên bố tranh cử tổng thống. Mặc dù ông không rời khỏi cuộc đua nhưng ông không đủ điều kiện tổ chức chiến dịch tại các bang then chốt cho nên không nằm trong danh sách ứng viên tranh cử. Trong khi đó, ba ứng viên của Dân chủ rút lui bao gồm Lincoln Chafee, Lawrence LessigJim Webb.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…