Làng nai Châu Sơn

Làng Châu Sơn (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột) chỉ cách trung tâm TP chừng 3 km. Như bao làng quê khác ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên, người Châu Sơn cũng trồng cà phê, tiêu… Thế nhưng làng này lại nổi tiếng với truyền thống nuôi nai lấy nhung suốt 70 năm qua. Nhiều gia đình đã trở thành triệu phú nhờ nuôi nai và chính con nai đã dẫn dắt rất nhiều lứa con cháu của họ bước vào giảng đường đại học.

Con Nai mang hình ảnh cố hương

Ông Nguyễn Bá Viện, hay còn có biệt danh là Viện “nai”, là một hộ nuôi nai lấy nhung nổi tiếng trong làng từ năm 1986 với đàn nai 10 con. Ông Viện kể dù đã gắn bó với nghề nuôi nai gần như cả đời nhưng ông cũng không phải là người nuôi nai đầu tiên. Những người đầu tiên bắt đầu nuôi nai hiện nay đều đã trở thành người thiên cổ. Đến nay nhà nào ít thì nuôi 1-2 con, nhà nào nhiều thì nuôi cả chục con. “Trồng cà phê là công việc của người dân Buôn Ma Thuột nhưng nuôi nai là nghề gia truyền của làng này” - ông Viện tự hào.

Người dân ở làng Châu Sơn toàn bộ là người Công giáo gốc Hà Tĩnh. Ông Viện bảo gia đình ông cũng di cư từ Hương Sơn, Hà Tĩnh vào từ những năm 1954. Ông nghe kể lại, vào những năm cải cách ruộng đất, ngoài Hương Sơn đời ông nội và cha của ông đất đai nhiều, ruộng vườn thẳng cánh cò bay nhưng gia đình có thêm nghề tay trái là nuôi hươu lấy nhung. Đến khi toàn bộ đất đai, ruộng vườn bị thu thì con hươu lại... thoát nạn vì nó không thuộc thành phần cây gì, con gì. Nói chung hươu là loài vật phi nông nghiệp nên không bị tịch thu. Nhờ vậy nên gia đình cha của ông không rơi vào khốn khó. “Khi không còn đất đai, cha tôi chỉ còn biết chăm con hươu, cứ mỗi lần có nhung ông cắt sao lên rồi đem lên Vinh hoặc có khi ra tận Hà Nội để bán. Giá mỗi cặp nhung mua được cả mấy lượng vàng ấy chứ. Nhờ thế mà gia đình có cuộc sống sung túc từ thời đó” - ông Viện kể.

Khi cha của ông và dân làng di cư vào Buôn Ma Thuột, họ nhớ con hươu ở làng quê xưa lắm. Nhưng ở miền đất mới này kiếm con hươu thật không dễ. Từ đó họ suy nghĩ tìm phương cách thay thế. Con nai rừng là lựa chọn lý tưởng nhất nên từ đó họ bắt đầu thuần dưỡng chúng để nuôi lấy nhung. Các cụ tìm gặp những ông thầy lang Tàu để hỏi. Họ nói giá trị dinh dưỡng của nhung nai hay hươu đều ngang nhau và giá như nhau. Từ đó nghề nuôi nai ở quê mới bắt đầu. Cứ thế gia đình ông, từ đời cha truyền cho con. Và cũng chính nhờ cái nghề gia truyền ấy mà ông sinh hạ tới 10 người con, được nuôi dưỡng đầy đủ, ai cũng được học hành đến nơi đến chốn. Cứ bán nhung dư tiền thì ông lại mua thêm đất. Dù con trai hay gái, khi dựng vợ gả chồng đều được cho đất rẫy, đất thổ cư cùng với của hồi môn là một, hai con nai.

Không chỉ gia đình nhà ông Viện mà nhiều gia đình khác ở Châu Sơn nuôi nai cũng là truyền đời. Vì sinh ra ở vùng Hà Tĩnh nuôi hươu nổi tiếng cả nước nên hầu hết ai cũng biết giá trị của một con hươu hay một con nai rất lớn và khi cho ra một cặp nhung nhiều khi bằng cả một mùa mưa nắng vất vả vì cà phê.

Anh Lê Linh Duy là người đầu tiên “nâng cấp” mô hình nuôi nai thành trang trại với những quy hoạch bài bản và số lượng nai lên đến 300 con. Ảnh: Y.Tr

Con gái lấy chồng, của hồi môn là nai

Người trong làng bảo nai nuôi để lấy nhung mà nhung là lộc trời ban nên rất quý. Quý không chỉ vì đó là lộc hay vì nhung nai đem lại giá trị cao cho gia đình, mà bởi đó là nghề gia truyền của nhiều đời để lại. Nghề ấy đã nuôi nấng bao thế hệ lớn lên, trưởng thành và có cuộc sống đủ đầy.

Hiện nay giá thành một con nai dao động 40-60 triệu đồng. Trước đây một con nai có giá trị tương đương với 2-3 chiếc xe Dream nên dường như đó là một gia sản. Chẳng phải ai cũng có tiền sẵn để mua vài cặp nai nuôi lấy nhung bán. Ông Viện kể lại rằng có được 10 con nai là nhờ trong số nai đó có nai cái. Nai cái cứ đẻ thêm và nhờ đó tài sản cũng tăng lên.

Trong làng cũng có những gia đình không có đủ tiền để nuôi một con nai nên nhà nọ rủ nhà kia hùn lại nuôi chung. Một nhà chưa đủ thì hai nhà. Nhưng nhiều khi hai nhà chưa đủ, có khi con nai ấy là ba nhà chung lại. Cũng nhờ thế mà dần dà cả làng, nhà nào cũng có nai và nhờ đó kinh tế của làng Châu Sơn được cho là khá giả nhất trong các làng của Buôn Ma Thuột. Ông Viện bảo: “Bấy giờ, chàng trai nào đi tán gái mà hé ra là nhà có nuôi nai thì kiểu gì cũng được... cộng thêm mấy điểm ấy chứ”.

Nếu như người đồng bào trên Buôn Ma Thuột dựng vợ gả chồng thường cho trâu, bò thì tại làng Châu Sơn từ mấy chục năm qua món quà quý giá nhất gọi là của hồi môn cha mẹ trao cho con cái là nai. Chuyện kể của một chàng rể lấy vợ ở làng Châu Sơn vào năm ngoái, khi nghe cha mẹ vợ nói cho quà cưới là một con nai nhưng không được bán. Vì cặp vợ chồng này sống ở TP nên khi nghe vậy anh phát hoảng. Lúc sau cha vợ bảo quà cưới là nai nhưng cứ gửi lại cha mẹ chăm, khi nào có nhung thì về cắt bán thôi. Tuy nhiên, hiện tại con nai là quà hồi môn ấy vẫn đang nằm trong bụng nai mẹ chờ sinh. “Nghe có vẻ lạ nhưng với người Châu Sơn con nai quý lắm, hứa cho khi nó còn nằm trong bụng mẹ cũng rất quý” - ông Viện khẳng định.

Nuôi nai giữ nhà

Ông Viện bảo con nai rất tinh, thính giác tuyệt vời. Nai có thể canh trộm rất nhạy bén, trông nhà có khi còn hơn cả chó. Chỉ cần có người lạ xuất hiện từ bờ rào xa xa là lập tức tất cả lông trên người nó sẽ dựng lên và rung bần bật, còn miệng sẽ phát ra tiếng kêu… Bởi vậy trộm cắp khó lòng mà vào được đến vườn chứ đừng nói là mò vào đến trong nhà. Với bản chất không thể thuần chủng được con nai như các con vật khác nên nếu cứ thấy người nào là con nai sẽ cắm đầu vào đâm. Với sức nặng có con lên tới 300-400 kg và sự hoang dã của nó, đã có trường hợp mất mạng vì bị nai húc. Vậy nên nuôi nai vừa giữ nhà và bản thân sự hoang dại của nai cũng khiến việc trông nom tài sản lớn của gia đình không quá vất vả bởi không ai dám chui vào chuồng.

Đưa làng nghề và quy hoạch bài bản

Vài năm gần đây bỗng dưng giá nhung giảm mạnh mà theo ông Viện là do sự nở rộ của các loại thực phẩm chức năng. Dẫu vậy người dân Châu Sơn vẫn không bỏ nghề gia truyền của mình. Trong số đó hiện Châu Sơn cũng đã có những lớp trẻ đau đáu về nghề này. Anh Lê Linh Duy, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Đông Bắc Á - một trong những người thuộc thế hệ thứ ba của Châu Sơn, đang xây dựng nghề nuôi nai thành một quy trình khoa học. Anh đã tập trung đầu tư trang trại nuôi 300 con nai với quy hoạch vùng trồng cỏ sạch. Trại nai của anh có bác sĩ thú y theo dõi định kỳ. Anh cũng đang tiến hành nghiên cứu tìm ra những phương án mới nuôi nai sao cho hiệu quả hơn cách làm truyền thống từ trước đến nay. Theo anh, Việt Nam khí hậu rất tốt để nuôi nai nhưng sản phẩm quá nghèo nàn. Cả gần thế kỷ nay người dân chỉ cắt nhung nai rồi bán chứ không bào chế. Hồi chưa có tủ lạnh thì họ chỉ biết cắt ngâm rượu, mà ngâm không đúng bài bản cũng không làm nên giá trị của nhung. Không ngâm rượu thì cũng chỉ biết sấy khô hoặc đem bán cho tiệm thuốc Bắc.

Do vậy anh Lê Linh Duy đang cùng các chuyên gia nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm từ nguyên liệu nhung nai. Trước mắt anh đã cho chế thành công sản phẩm nhung nai ngâm mật ong, người tiêu dùng mua về có thể dùng ngay mà không phải lo ngại, mà dinh dưỡng từ nhung sẽ không bị mất đi đâu cả.

Sắp tới đây, khi đã ổn định về quy hoạch nuôi và đa dạng hóa sản phẩm, anh Duy còn mong muốn đưa đàn nai của mình vào kết hợp khai thác du lịch. “Tôi sẽ phối hợp với các tour du lịch đến Buôn Ma Thuột để tham quan làng nai và có thể tổ chức cho du khách quan sát quy trình cắt nhung nai trực tiếp tại làng” - anh tâm sự.

Hiện nay vùng nuôi nai lớn nhất là New Zealand, sau đó đến Úc, Canada và Nga. Và hầu như ở các nước này không nuôi hươu mà 90% là họ nuôi nai. Thực tế các viện nghiên cứu thế giới cho rằng chất lượng nhung của con nai và hươu là như nhau. Bằng chứng cho thấy trên thế giới đa số đều nuôi nai lấy nhung. Sản phẩm ở các quốc gia này khá phong phú, đa dạng. Ở Liên Xô 30 năm về trước người ta đã chiết ra nước nhung nai để tiêm vào tĩnh mạch cho các vận động viên điền kinh. Đây không thuộc dạng chất kích thích và thực sự không gây béo như nhiều người lầm tưởng nhưng nó có sức đề kháng và giúp cơ thể hồi sinh một cách thần kỳ.

LÊ LINH DUY,
Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Đông Bắc Á

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…