Ký sự Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn- Kỳ 2: Hổ bạch ân trừng trị Ô Hắc Lợi

Lĩnh hội bí kíp võ công nơi cửa thiền

Tương truyền, ở Trung Hoa vào đời nhà Nguyên, có một vị cao tăng là Lâm Đạo Thai ẩn tu tại chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Bắc. Một hôm, Lâm Đạo Thai lên non hái lá thuốc, bất chợt trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột khổng lồ đang giao đấu. Ông dừng lại xem. Con cọp trắng có vẻ thất thế trước địch thủ quá to lớn. Sau một hồi quần thảo, con khỉ đột chụp được con cọp và chuẩn bị xé ra làm hai mảnh thì bất ngờ cọp trắng vùng dậy tát mạnh vào hạ bộ khỉ đột. Con khỉ rú lên rồi ngã xuống chết tốt. Lâm Đạo Thai chứng kiến cảnh ấy lấy làm thích thú, sau đó ông cho ra đời môn võ Bạch Hổ quyền.

Trải qua hàng thế kỷ, môn phái Thiếu Lâm Bạch Hổ theo chân những võ sư người Hoa du nhập vào Sài Gòn những năm 30. Tại TP.HCM, nắm quyền chưởng môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ hiện nay là đại lão võ sư Hổ Bạch Ân. Ông tên thật là Trịnh Văn Ân, sinh năm 1929 tại huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Năm lên hai tuổi, cậu bé Ân phải theo cha mẹ chạy giặc, trôi dạt đến tận huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng). Nhà nghèo lại gặp thời ly loạn nên năm Ân lên 7 tuổi, cậu được cha gởi vào chùa nương nhờ cửa Phật, vừa có “cái chữ thánh hiền” lại “đỡ một miệng cơm”.

Ký sự Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn- Kỳ 2: Hổ bạch ân trừng trị Ô Hắc Lợi ảnh 1

Võ sư Hổ Bạch Ân, trưởng môn phái Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ

Vào chùa, Ân được hòa thượng trụ trì Thích Thiện Duyên, vốn là cao thủ võ lâm trong chốn giang hồ nay mai danh ẩn tích, đem lòng thương mến bởi tính thật thà, gan dạ và có chí khí hơn người. Nhận thấy ở chú tiểu nhỏ có thể trở thành người chấp chưởng môn phái sau này nên hòa thượng Thích Thiện Duyên đã dốc hết tinh hoa võ học và y học chân truyền lại. Bảy mùa mai nở cũng là khoảng thời gian Trịnh Văn Ân lĩnh hội các tuyệt kỹ Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ của vị tăng già.

Một lần, bọn Tây càn vào phá chùa, vị sư già chống trả kiên cường, hạ gục hàng chục tên địch, sau cùng ngã xuống trước mũi súng của kẻ thù. Trước lúc viên tịch, vị cao tăng trăng trối: “Ân con! Môn phái Thiếu Lâm Bạch Hổ là môn võ của nhà Phật, luyện ra cốt để tự vệ, chỉ được sử dụng khi bị bức bách vào đường cùng hoặc phải ra tay diệt kẻ bạo tàn gây hại cho dân!”. Chùa cháy, thầy mất, lòng căm thù giặc như đốt cháy tâm can, Ân quyết định theo “các anh” tham gia kháng chiến, trả thù cho thầy, bảo vệ quê hương. Vào du kích, Ân được giao nhiệm vụ huấn luyện võ thuật cho đội đặc công huyện Long Phú. Nhiều tên hương hào, lý trưởng, địa chủ hống hách, ức hiếp dân lành đã phải ôm đầu máu chạy thục mạng khi “nếm” các tuyệt kỹ của vị chưởng môn Thiếu Lâm Bạch Hổ. Năm 1950, Ân được cơ sở cách mạng đưa ra hoạt động công khai dưới cái “tên cúng cơm” Trịnh Văn Ân.

Về Sài Gòn, Ân  mở võ đường tại chùa Định Thành trên đường Lê Văn Duyệt (nay là đường CMT8, cạnh công viên Lê Thị Riêng) lấy pháp danh là Hổ Bạch Ân, ghép tên môn phái với tên khai sinh. Với cái tâm nhà Phật cùng cả một kho tàng quí báu về võ thuật đã được thọ giáo, “Hổ Bạch môn” lần lượt cho ra lò nhiều võ sĩ tên tuổi thời bấy giờ như Hổ Bạch Ba, Hổ Bạch Dạng, Hổ Bạch Hoa (Trần Beo), Hổ Bạch Xuân, Hổ Bạch Biểu, Hổ Bạch Hiếu... Theo nghi thức nhập môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ, nam môn sinh được đặt là “Hổ Bạch” ghép với tên của mình, nữ môn sinh là “Hổ Kim”. Giai đoạn 1950 - 1960, vị chưởng môn Thiếu Lâm Bạch Hổ đã thượng đài và đoạt nhiều HCV võ tự do, trong đó có những trận thắng lẫy lừng chấn động làng võ Sài Gòn ở một giải thi đấu bao gồm nhiều võ sĩ nổi tiếng 3 nước Đông Dương (1951 - 1952), với các tuyệt kỹ Quan Âm xuất thế, Thập bát La Hán... Tuy nhiên, trận đấu ấn tượng nhất của võ sư Hổ Bạch Ân đến nay vẫn còn được truyền tụng trong giới cao thủ võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn đó là trận thượng đài hạ “knock-out” võ sĩ Ô Hắc Lợi năm 1949.

Ba nén tâm nhang trước trận "đả lôi đài"

Một giờ trước lúc thượng đài với Ô Hắc Lợi, võ sư Hổ Bạch Ân vào chánh điện chùa Định Thành thắp ba nén nhang trước bài vị Phật Bà Quan Âm, Bồ Đề Đạt Ma và vị tổ sư Thích Thiện Duyên, sau đó ông đến sân Tinh Võ (quận 5). Sở dĩ chưởng môn Hổ Bạch Ân đích thân lâm trận vì chỉ ông mới có đủ bản lĩnh trừng trị Ô Hắc Lợi - tên trưởng ấp ác ôn, cậy quyền thế ức hiếp dân lành, cam tâm làm “chó săn” cho thực dân Pháp. Trận đấu gồm sáu hiệp (hai phút/hiệp) thể thức võ tự do, võ sĩ không mang thiết bị bảo hộ.

Ký sự Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn- Kỳ 2: Hổ bạch ân trừng trị Ô Hắc Lợi ảnh 2

Lão võ sư Hổ Bạch Ân (thứ hai, từ phải sang) nhận kỷ niệm chương nhân ngày thành lập Liên đoàn Võ cổ truyền TP.HCM (1990 - 2010)

Ô Hắc Lợi thân hình vạm vỡ, cao gần 1m80, da đen sạm, mặt mày hung dữ trông như một bức tượng La Hán bằng đồng trong chùa. Đòn tay của Ô Hắc Lợi ra chiêu khá nhanh do có pha trộn quyền anh, đôi chân di chuyển rất lẹ quanh khắp sàn đấu dụng ý triệt tiêu thể lực đối phương. Dù đấm đá liên tục, nhưng thấy địch thủ chẳng dính đòn nào, Ô Hắc Lợi tỏ ra nôn nóng, chiêu thức bắt đầu chệch choạc. Qua hai hiệp đầu đánh thăm dò, Hổ Bạch Ân dùng kế điệu hổ ly sơn nhằm làm cho Ô Hắc Lợi mất tập trung, sau một đòn “hư chiêu” khiến Ô Hắc Lợi lỡ đà, nhanh như cắt, bằng tuyệt kỹ “trên dao dưới thớt” vị chưởng môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ lao tới cắm cùng lúc hai đòn chỏ xuống lưng đồng thời phóng một đòn gối mạnh như trời giáng vào giữa ngực nơi huyệt chấn thủy của Ô Hắc Lợi. Tên ác ôn gây nhiều nợ máu với nhân dân lập tức đổ gục xuống sàn đấu giãy đành đạch, hai mắt trợn ngược, miệng sùi bọt...

Dù đã 80 tuổi, nhưng hiện nay đại lão võ sư Hổ Bạch Ân vẫn minh mẫn và khỏe mạnh, hằng ngày ông dạy võ, khám chữa bệnh tại tịnh xá cũng là tư gia (hẻm 209, số 15, Vườn Lài, phường Phú Thọ, quận Tân Phú, TP.HCM) với mong muốn trong những ngày cuối đời kịp truyền lại những tinh hoa võ học cho thế hệ sau này.

(Còn tiếp)

Theo Ngọc Thiện (báo Công An TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…