Điệp báo chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ

PLO xin giới thiệu bài viết của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang) nguyên chỉ huy trưởng Cụm tình báo H63, hoạt động bí mật cạnh "điệp viên hoàn hảo" Phạm Xuân Ẩn; nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 biệt động đặc công, đơn vị tấn công cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975; Nguyên Phó Chính ủy Phòng tình báo B2.

Những nhà tình báo siêu hạng

Điệp báo chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ ảnh 1

Các nhà tình báo chiến lược Việt Nam (từ trái qua): Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Thiếu tướng Đặng Trần Đức, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu

Thành công lớn nhất của tình báo quốc phòng trong thời kỳ chống Mỹ là công tác điệp báo chiến lược, gài được nhiều cán bộ điệp báo giỏi, có tài, có đức vào làm việc trong những vị trí quan trọng của bộ máy chính quyền và quân đội đối phương. Có thể kể đến những gương mặt xuất sắc với những chiến công tình báo vang dội.

Thiếu tướng, tình báo Phạm Xuân Ẩn, bí danh Hai Trung, X6.

Ảnh tư liệu

Sau một thời gian được Đảng cho đi học ngành báo chí bên Mỹ, trở về năm 1960 đã làm phóng viên thường trú của báo Times tại Sài Gòn. Báo Times làm một tờ báo lớn và có uy tín bên Mỹ, nên Phạm Xuân Ẩn có nhiều thuận lợi trong hoạt động thu thập tin tức, tài liệu mật của địch gửi về cấp trên. Sau ngày giải phóng, đồng chí được phong cấp Thiếu tướng và được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vụ trang nhân dân.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức, bí danh Ba Quốc.

Nhờ tạo vỏ bọc bình phong tốt trong cơ quan an ninh và tình báo địch nên Ba Quốc được tuyển mộ vào làm việc tại Đặc ủy Trung ương tình báo của Sài Gòn, do đó có điều kiện thuận lợi tiếp xúc với hồ sơ các điệp viên mà địch tung vào vùng giải phóng miền nam và ra miền Bắc. Báo cáo và tài liệu tuyệt mật của ông gửi ra giúp ta triệt phá nhiều lưới gián điệp của địch. Sau ngày giải phóng, đồng chí được phong cấp Thiếu tướng và được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vụ trang nhân dân.

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, được thủ vai cố vấn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để liên lạc với Công giáo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ . Ảnh tư liệu

Đồng chí được tiếp xúc nhiều tại liệu mật trong Phủ tổng thống. Có nhiều uy tín trong chính giới Sài gòn lúc bấy giờ, nên khai thác được nhiều tin tức quan trọng báo cáo về cấp trên. Sau giải phóng, đồng chí được phong cấp thiếu tướng.

Đại tá Phạm Ngọc Thảo, nguyên Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ (năm 1947) rồi Tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 410 quân chủ lực của Khu 9.

Phạm Ngọc Thảo với giáo hữu Cao Đài. Ảnh: Tạp chí Life

Sau Hiệp định Genève được ký kết, Phạm ngọc Thảo ở lại miền Nam, dựa vào thành phần xuất thân là một gia đình trí thức theo đạo Công giáo, đã thâm nhập, luồn sâu leo cao trong quân đội chính quyền Sài Gòn, phục vụ yêu cầu tính báo chiến lược. Năm 1958, Phạm Ngọc thảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre). Phạm Ngọc thảo đã góp phần vào thắng lợi của phong trào Đồng Khởi Bến Tre. Năm 1965, sau một cuộc đảo chính không thành, Phạm ngọc Thảo bị bắt và bị giết hại. Phạm Ngọc Thảo được truy phong quân hàm đại tá và được tặng danh hiệu AHLLVTND.

Đại tá – anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Minh

Điệp báo chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ ảnh 6

Điệp viên H3 và Văn phòng Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, nơi ông hoạt động trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: QĐND

Năm 1959, Nguyễn Văn Minh được tình báo phái vào quân đội Sài gòn hoạt động bí mật, lần lượt nắm giữ nhiều vị trí cơ mật như làm văn thư cho tướng nguyễn Hữu Có rồi làm văn thư bảo mật cho Đại tướng Cao văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn. Ở các vị trí này, Nguyễn Văn Minh có điều kiện tiếp xúc nhiều tài liệu tuyệt mật của địch, phần lớn là phải thức đêm chép tay chuyển về phòng tình báo. Tài liệu, tin tức mà Nguyễn văn Minh chuyển về, nhất là trong hai năm 1973, 1974 và đầu năm 1975 có giá trị cao, góp phần giải đáp được các yêu cầu điều tra một loạt các vấn đề chiến lược quan trọng trong th7o2i điểm then chốt. Mở đầu chiến dịch xuân 1975, báo cáo của nguyễn Văn Minh đã giúp trên khẳng định: Khi quân ta đánh vào Sài Gòn thì quân đội Mỹ không trực tiếp tham chiến trở lại. Tài liệu do Nguyễn Văn Minh lấy được từ phòng làm việc của Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên có giá trị chiến lược hết sức quan trọng để Bộ chính trị có thêm cơ sở quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 trong thời gian ngắn nhất.

Nguyễn Thị Mỹ Nhung, bí danh Tám Thảo, là nữ đảng viên thuộc cụm tình báo H63.

Nữ tình báo Tám Thảo. Ảnh: QĐND

Tám Thảo đã mua chuộc được viên sĩ quan tuyển mộ nhân sự thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân việt Nam cộng hòa và được tuyển mộ vào làm thư ký cho thiếu tá tình báo mỹ là cố vấn trong v8an phòng Bộ tư lệnh Hải quân địch. Tám Thảo đã bình tĩnh, khôn khóe vượt qua được sự thẩm tra bằng “máy đo sự thật” của tình báo Mỹ, được chúng tin dung nên ra vào cổng gác Bộ tư lệnh hải quân mà không bị xét hỏi. Nhờ đó, Tám Thảo đã cung cấp một xấp ản về sự bố trí phòng thủ bên trong khuôn viên Bộ Tư lênh Hải quân để cấp trên trao cho đặc công sử dụng trong trận tổng công kích Mậu Thân 1968. Tám Thảo cũng lấy được nhiều tài liệu nguyên bản về sự thiệt hại của Mỹ - Việt Nam cộng hòa trong trận Mậu Thân và nhiều bản nhận định của địch về việc ta sử dụng đường Hồ CHí minh trên biển vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi việc cho các chiến trường miền Nam. Sau giải phóng, Tám Thảo được đề bạt cấp thượng úy trước khi cho chuyển ngành sang Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM.

Và những chiến công thầm lặng

Điệp báo chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ ảnh 8

Thiếu tướng tình báo Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí, bìa phải) và Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang). Ảnh tư liệu

Có thể nói, trong suốt thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã có một lực lượng tình báo được đưa vào các mục tiêu cao, sâu của Mỹ - Việt Nam cộng hòa. Nhờ đó, tình báo lấy được nhiều tin tức có giá trị chiến lược, góp phần giúp cho trên đánh giá, dự đoán đúng chuyển biến của các giai đoạn chiến lược, phục vụ kịp thời cho chỉ đạo đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Cụ thể, đã kịp thời phát hiện âm mưu chống phá tổng tuyển cử vào năm 1956 như đã quy định trong Hiệp định Genève, nắm chắc kế hoạch “tố cộng, diệt cộng”, lập ấp chiến lược, âm mưu hất cẳng Pháp xâm lược miền Nam của Mỹ, phục vụ cho sự chỉ đạo của Đảng ở miền Nam chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (ra Nghị quyết số 15 của Trung ương năm 1959).

Thu thập nhiều tin tức có giá trị chiến lược như chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - Việt Nam cộng hòa, các kế hoạch quân sự hàng năm như AB141, AB142, AB143, AB144…; các kế hoạch mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, ti tức về cuộc hành quân quy mô lớn Gianxo7n Xiti sử dụng 40.000 quân mỹ đánh vào căn cứ Tây Ninh của Trung ương cục miền nam năm 1967, tin tức vào tháng 4-1969, địch dung phi cơ chiến lược B52 hủy diệt căn cứ trung ương cục miền Nam và Bộ tư lệnh Miền. Được tin quan trọng này của ông Nguyễn Văn Lễ (nghị sĩ Quốc hội Sài Gòn – người được vận động làm việc cho tình báo cách mạng) báo cáo về, Cụm trưởng H67 chuyển ngay về trên. Cơ quan lãnh đạo cấp trên di chuyển kịp thời đến một địa điểm khác, tránh được cuộc tập kích quy mô lớn và nhiều đợt liên tục bằng B52 từ 8 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, rải thảm tại căn cứ Sóc Mong trong phạm vi 20km2. Nhờ đó, cơ quan lãnh đạo cách mạng miền Nam đã tránh được bị thiệt hại. Tình báo cũng thu được kế hoạch phản kích mùa khô 1968, kế hoạch về cuộc hành quân Lam Sơn – 719 của địch đánh ra đường 9 – Nam Lào với mục tiêu cắt đứt đường mòn Hồ CHí minh tức là cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường bộ. Vào tháng 3-1970, tình báo cũng nắm được tin tức và báo báo về cuộc đảo chính Sihanuk đưa Lonnon thân Mỹ lên nắm quyền đánh ta trên đất Campuchia….

Nói chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, vai trò của điệp báo chiến lược phát huy rất tốt, thu được rất nhiều tin tức, tài liệu có giá trị góp vào công tác nắm địch của cơ quan lãnh đạo chiến tranh để đề ra những quyết sách đúng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm