Âm mưu “khủng hoảng giàn khoan”

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc (TQ) đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác (Việt Nam) mà không xin phép trước. Hành động này là bất ngờ, khiêu khích và bất hợp pháp trong khi Việt Nam không có hành động khiêu khích nào. GS Carl Thayer ở ĐH New South Wales (Úc) nhận định như vậy trên tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 12-5.

Trung Quốc tuyên bố chung chung

GS Carl Thayer nhận định TQ đã xử sự theo lối “tiền hậu bất nhất”. Trên biển Hoa Đông, TQ sử dụng tàu bán quân sự và máy bay thách thức Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm buộc Nhật thừa nhận có tranh chấp tại quần đảo này. Ngược lại, TQ lại áp dụng lập trường tương tự Nhật đối với Việt Nam, tức không thừa nhận có tranh chấp pháp lý giữa TQ và Việt Nam ở biển Đông.

GS Carl Thayer ghi nhận người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh chỉ đưa ra tuyên bố chung chung để biện luận cho hành động đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tuyên bố này thiếu cơ sở vì rõ ràng hành động đưa giàn khoan cùng khoảng 100 tàu hộ tống đến lô dầu khí 143 của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế.

Thái độ mập mờ của TQ đã khiến các nhà phân tích buộc phải nghi ngờ cơ sở pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Năm 1996, TQ ban hành đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa, trong đó bao gồm cả đảo Tri Tôn. Đường cơ sở này không phù hợp với Điều 8 Công ước LHQ về Luật Biển và không thể dùng để biện minh cho hành động đặt giàn khoan tại lô dầu khí 143 của Việt Nam.

 

Chiều 11-5 (giờ địa phương), hàng ngàn người Việt ở Đức đã tập trung tại quảng trường Postdam (Berlin) phản đối TQ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Muốn nắn gân Mỹ

Theo GS Carl Thayer, có ba cách diễn giải âm mưu “khủng hoảng giàn khoan” của TQ:

- TQ muốn phản ứng vì Việt Nam ban hành Luật Biển vào giữa năm 2012. Trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, TQ đã gây áp lực ngoại giao với Việt Nam nhưng thất bại. Sau đó Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương TQ đã tổ chức đấu thầu các lô dầu trên biển Đông chồng chéo với các lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

TQ tự nhận lô dầu khí 143 của TQ là hành động phủ đầu ngăn chặn Việt Nam bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trong khi các nhà quan sát đều cho rằng triển vọng tìm kiếm trữ lượng dầu khí thương mại ở khu vực này rất thấp.

- TQ muốn phản ứng với Công ty ExxonMobil (Mỹ). Công ty này đã khai thác lô dầu 119 từ năm 2011. Lúc đó TQ phản đối nhưng sau đó đột nhiên im lặng. Nếu đây là mục đích của TQ thì xem ra TQ đã thất bại bởi lô dầu khí 143 không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ. Hành động can thiệp của TQ đối với ExxonMobil chỉ có thể là thách thức Mỹ. Tổng thống Obama từng tuyên bố lợi ích của Mỹ bao gồm thương mại hợp pháp không thể bị ngăn chặn ở biển Đông.

- TQ muốn phản ứng trước chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama. Bắc Kinh oán giận những lời chỉ trích của Mỹ đối với cái gọi là đường chín đoạn của TQ cũng như động thái Mỹ ủng hộ hai đồng minh Nhật và Philippines.

Xét cách này, TQ muốn đối đầu trực tiếp với các cơ sở thuộc chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á. TQ muốn đánh vào điểm yếu của Mỹ là Tổng thống Obama thiếu khả năng phản ứng hiệu quả đối với khủng hoảng ở Syria và Ukraine. Do đó TQ tạo ra “khủng hoảng giàn khoan” để mô tả Mỹ chỉ là “con hổ giấy”.

Tại sao Trung Quốc thử Việt Nam?

Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 13-5, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế Ankit Panda nhận định: TQ dàn dựng “khủng hoảng giàn khoan” nhằm dò xét phản ứng quốc tế đối với tuyên bố chủ quyền lãnh hải của TQ ở biển Đông.

Tại sao TQ lại chọn Việt Nam? Theo Ankit Panda, Bắc Kinh muốn làm thế giới bất ngờ bởi TQ và Việt Nam có quan hệ khá tốt, đặc biệt là tình đồng chí giữa hai đảng cộng sản. TQ muốn thử xem sau “khủng hoảng giàn khoan”, Việt Nam có duy trì quan hệ mật thiết với TQ hay gần gũi hơn với phương Tây. TQ cũng đánh cược rằng Việt Nam sẽ phản ứng kiềm chế.

Trước khi TQ thử thách các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Philippines, Bắc Kinh muốn biết liệu Mỹ có sẵn sàng bảo vệ lợi ích trong khu vực như Mỹ tuyên bố hay không. TQ đang tìm cách mô tả Mỹ trở nên già cỗi, mệt mỏi và thiếu tiền để duy trì vai trò cảnh sát toàn cầu.

TQ cũng đã tính toán thời điểm đặt giàn khoan Hải Dương-981. Đó là sau khi Tổng thống Obama rời châu Á và trước khi hội nghị ASEAN tổ chức tại Myanmar. Có vẻ như TQ cho rằng các nước ASEAN chưa đủ đoàn kết để đối đầu với TQ ở biển Đông.

Bắc Kinh sẽ phải trả giá!

GS Carl Thayer nhận định âm mưu dàn dựng “khủng hoảng giàn khoan” của TQ chỉ gây thêm lo lắng cho Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Các nước này sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ cùng các cường quốc như Nhật, Úc và Ấn Độ. TQ đã thông báo rút giàn khoan vào ngày 15-8, việc này cho phép TQ và Việt Nam có thời gian dàn xếp và kết thúc đối đầu.

Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 13-5 đưa ra nhận định tương tự trong bài viết với nhan đề “Bắc Kinh trả giá vì hung hăng ở biển Đông”. Báo cho rằng cách hành xử hung hăng của TQ sẽ đẩy các nước Đông Nam Á xích gần lại với Mỹ và Nhật, chưa kể nhiều nước sẽ liên kết thành các nhóm mới để đối phó với TQ.

Báo này kết luận: Hội nghị ASEAN ở Myanmar ra tuyên bố chủ tịch với nội dung hàm ý nhắc nhở TQ về cách hành xử ở biển Đông đã cho thấy TQ bắt đầu phải trả giá. Cái giá phải trả sẽ còn gia tăng nếu TQ tiếp tục trì hoãn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.

Báo New York Times (Mỹ) ngày 12-5 dẫn lời chuyên gia David Zweig, Giám đốc Trung tâm Quan hệ đa quốc gia (ĐH Khoa học và công nghệ Hong Kong), nhận định lập trường cứng rắn của TQ đối với Việt Nam sẽ chỉ làm tổn hại các mục tiêu ngoại giao của TQ trong khu vực.

Chuyên gia David Zweig kết luận hành động hung hăng của TQ sẽ phản tác dụng vì sẽ khiến các nước ASEAN ủng hộ mạnh mẽ chiến lược xoay trục của Mỹ.

DUY KHANG - LÊ LINH

 

NGOẠI TRƯỞNG MỸ JOHN KERRY:

Động thái đặt giàn khoan là hành động khiêu khích

Báo Chicago Tribune (Mỹ) đưa tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki thông báo ngày 12-5 (giờ địa phương), trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng TQ Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh động thái đặt giàn khoan cùng tàu bảo vệ tại vùng biển Việt Nam của TQ là hành động khiêu khích. Ông hối thúc hai bên giảm căng thẳng, bảo đảm thái độ ứng xử an toàn đối với tàu thuyền, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế.

Cùng ngày, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Singapore K. Shanmugam tại Washington (Mỹ), Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc đến thách thức TQ gây ra tại quần đảo Hoàng Sa. Ông khẳng định các nước liên quan đến giao thông hàng hải tại biển Đông và biển Hoa Đông đều bày tỏ lo ngại sâu sắc trước hành động gây hấn của TQ.

Trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kerry nói: “Chúng tôi muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực này, muốn sự việc được giải quyết trong hòa bình thông qua Công ước LHQ về Luật Biển, trọng tài quốc tế hay bất cứ biện pháp nào miễn không gây ra đối đầu trực tiếp hoặc hành động gây hấn”.

Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam đáp lời rằng các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã đưa ra tuyên bố không muốn có căng thẳng; Singapore cũng muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử đồng thời mong muốn giải quyết tranh chấp theo cách các bên đều có thể chấp nhận.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…